Các cộng đồng dân cư từ Brazil cho tới Campuchia đang bị "chiếm đoạt" đất đai, nhà cửa để nhường chỗ cho các cánh đồng trồng mía đáp phục vụ cho các dây chuyền sản xuất của nhiều tập đoàn đồ uống Mỹ, Anh.
"Tước đoạt" ruộng đất trên diện rộngTình cảnh nông dân Brazil bị chiếm đoạt ruộng đất, nhướng chỗ cho các nhà máy mía đường cung ứng sản phẩm cho các tập đoan như Coca-Cola hay PepsiCo. Ảnh: Internet
|
Một diện tích đất nông nghiệp tương đương với lãnh thổ Italy thuộc hai quốc gia nói trên đã bị các nhà cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn nước ngọt lớn nhất thế giới khai thác để trồng mía. Đây là cáo buộc mà Tổ chức Oxfam đưa ra trong báo cáo mới nhất của mình.
Theo đó, Coca-Cola và PepsiCo là hai đối tượng bị Oxfam chỉ trích mạnh nhất. Các công ty mía đường nước ngoài là đối tác của 2 tập đoàn này đã kí 800 hợp đồng sử dụng đất trên khắp thế giới, với tổng diện tích 33 triệu hecta từ năm 2000 đến nay. Một tập đoàn khác cũng bị chỉ trích nhiều là ABF của Anh.
Nghiên cứu cho thấy, các cộng đồng dân cư nghèo từ Brazil tới Campuchia đang chịu cảnh mất đất để đổi lấy việc có được các vụ mía đường giàu lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu đồ uống ngọt ngày càng tăng trên thế giới.
Sally Copley, giám đốc chiến dịch của Oxfam nói: “Chúng ta cần được bảo rằng, bất kì thứ gì chúng ta ăn hay uống đều không làm cho những người nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới lâm vào cảnh vô gia cư, không có đất sản xuất. PepsiCo, Coca-Cola và ABF là 3 ông lớn trong ngành mía đường và phải đi đầu trong việc không để chúng ta có cảm giác chua chát nơi đầu lưỡi”. Ông đồng thời kêu gọi các tập đoàn đa quốc gia cỡ bự trên phải đóng góp, nỗ lực nhiều hơn nữa để chấm dứt tình cảnh này.
Theo Oxfam, nhu cầu tiêu thụ đường đã tăng một cách nhanh chóng và thầm lặng là nhân tố thúc đẩy việc tước đoạt ruộng đất tại các nước đang phát triển. Vì nó mà các cộng đồng địa phương chủ yếu sống bằng đất canh tác đã bị đuổi khỏi làng, xã - đôi khi bằng bạo lực, mà không hề có thỏa thuận hay nhận được khoản đền bù nào, để nhường chỗ cho các trang trại mía mọc lên.
Sự thật và lời giải thích của các “ông lớn”.Oxfam đã chỉ ra rằng các công ty cung cấp đường để phục vụ dây chuyền sản xuất nước ngọt của Coca-Cola và PepsiCo là tác nhân chính gây ra xung đột đất đai ở nhiều vùng trên thế giới. Điển hình là việc một cộng đồng làng chài ở vùng cửa sông Sirinhaem của Brazil đang đấu tranh để giành lại mảnh đất của họ sau khi bị đuổi khỏi nơi này để lấy chỗ xây dựng một nhà máy đường, mà công ty sở hữu được xác định là một nhà cung cấp nguyên liệu cho Coca-Cola và PepsiCo.
Cùng lúc, một nhóm vận động ở Mato Grosso do Sul thuộc vùng đông nam Brazil cũng đang phát động cuộc chiến chống lại việc một nhà máy đường thuộc tập đoàn Bunge (có hoạt động bán sản phẩm cho Coca-Cola) chiếm đoạt ruộng đất để trồng mía.
Coca-Cola thừa nhận mua đường từ Bunge, nhưng phủ nhận không lấy nguồn đường từ nhà máy trên.
Báo cáo của Oxfam cũng nêu bật vụ việc tại Sre Ambel thuộc Campuchia. Các cựu cư dân sống tại thị trấn này đang đấu tranh để giành lại những mảnh ruộng bị thu hồi từ năm 2006 để biến thành trang trại mía. Công ty KLS cung cấp mía cho tập đoàn Tate & Lyle Sugars để rồi tập đoàn này bán đường cho các chuỗi kinh doanh làm ra các sản phẩm của Coca-Cola và PepsiCo.
Người phát ngôn của Tate & Lyle nói rằng, tập đoàn chỉ nhập “2 chuyến hàng nhỏ” từ KLS và cho biết thêm “các cáo buộc nhằm vào Tate & Lyle Sugars hiện vẫn chưa rõ ràng”.
Các "ông lớn" lập tức lên tiếng phủ nhận các cáo buộc của Oxfam. Người phát ngôn tập đoàn Coca-Cola phát biểu, “liên quan đến các vụ việc tại Campuchia và Brazil, trong tôi thông cảm với người dân, những người có cuộc sống và hoạt động canh tác bị ảnh hưởng. Trong khi khẳng định hệ thống thuộc Coca-Cola không bao giờ mua đường trực tiếp từ các nhà cung cấp Campuchia, chúng tôi đã đồng ý sẽ tổ chức cuộc đối thoại với các cổ đông để thảo luận về báo cáo của Oxfam”.
Về phần mình, thông báo của PepsiCo cho biết: “Chúng tôi đã liên hệ với các nhà cung cấp. Họ cam đoan với chúng tôi rằng việc làm của họ hoàn toàn hợp pháp. PepsiCo sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác của tập đoàn để hiểu rõ hơn cách giải thích của họ trước những cáo buộc mà Oxfam đưa ra”.
HT (The Independent)