'Thuận thiên' sống chung với hạn mặn

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bến Tre, nông dân đã từng bước chuyển đổi, áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực, với phương châm "thuận thiên" sống chung với hạn mặn.

Chú thích ảnh
Cống Tân Phú thuộc Dự án Quản lý nước tỉnh Bến Tre tại huyện Châu Thành (Bến Tre) ngăn nước mặn xâm nhập từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào sông Ba Lai. Ảnh tư liệu: Công Trí/TTXVN

Đang vào thời điểm nước mặn xâm nhập cao nhất trong năm, tuy nhiên có sự chủ động trữ nước trước đó nên ông Đặng Văn Mi, xã Long Thới, huyện Chợ Lách (Bến Tre) an tâm sản xuất để cung ứng giống cho thị trường vào mùa mưa tới.

Ông Mi cho hay, nếu như 10 năm trước (cuối năm 2015 đầu năm 2016) hạn mặn lần đầu tiên xâm nhập trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre, hay vào năm 2020 hạn, mặn xâm nhập sâu kéo dài, nhất là vùng sản xuất cây giống, cây ăn quả đặc sản của huyện Chợ Lách bị thiệt hại rất lớn. Bản thân ông Mi sản xuất cây giống cũng bị thiệt hại do nước mặn xâm nhập, không có nước tưới cho cây. 

Thời điểm đó, nông dân sản xuất cây giống buộc phải mua nước với giá cao, hoặc để cây chết do tưới phải nước mặn. Hiện nay, ông Mi đã có sự chủ động ứng phó hạn mặn bằng cách đầu tư đào ao lót bạt trữ hơn 1.000 m3 nước ngọt để sản xuất cây giống vào mùa hạn, mặn.

Theo ông Mi, hiện nay để đảm bảo sản xuất người dân chủ động ứng phó, nếu như nước mặn xâm nhập sâu kéo dài, lượng nước đủ để tưới từ 1 - 2 tháng. Bên cạnh đó, nông dân sản xuất cây giống ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thất thoát nước như: tưới tiết kiệm nước, làm mái che giảm thoát hơi nước...đẻ vừa đảm bảo đủ lượng nước tưới vừa giảm chi phí sản xuất.

Ông Mi chia sẻ mỗi năm cơ sở cung ứng cho thị trường từ 300 - 500 nghìn cây giống các loại cho thị trường trong nước và cả ngoài nước. Do đó, sự chủ đông thích ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo trong sản xuất mang lại hiệu quả rất lớn cho người nông dân.

Theo bà Cao Thị Chiên, 71 tuổi xã Tân Phú (Châu Thành, Bến Tre), để đảm bảo cho vườn sầu riêng 12 năm tuổi rộng 9.000 m2, ngoài hệ thống mương vườn để trữ nước ngọt gần 1.000 m3, phía trước nhà bà Chiên là ao trữ nước ngọt gần 1.000 m3. Bà Chiên cho hay, sầu riêng cây ăn quả rất nhạy cảm với nước mặn, độ mặn chỉ hơn 0,2 phần nghìn là cây sầu riêng bị cháy lá, suy kiệt.

Những năm trước nước mặn xâm nhập sâu, kéo dài nông dân không kịp trở tay, cây sầu riêng bị ảnh hưởng. Nhưng hiện nay, chính nhờ sự chủ động trong sản xuất bà Chiên an tâm hơn. Bà Chiên chia sẻ, nông dân hiện nay phải luôn có điện thoại thông minh để cập nhật tin túc theo dõi diễn biến mặn, có máy đo độ mặn trước khi tưới cho cây.

Nếu như vùng Đồng Tháp Mười trước đây có chủ trương "sống chung với lũ" thì hiện nay nông dân sản xuất tại Bến Tre cũng có phương châm "sống chung với hạn mặn" để sản xuất được hiệu quả. Chính nhờ sự chủ động trong sản xuất vườn sầu riêng của bà Chiên lúc nào cũng say trĩu quả, bán được giá cao, lợi nhuận mỗi năm từ 300 - 500 triệu đồng.

Cây dừa là cây trồng được đánh giá cao khả năng thích ứng hạn mặn. Tuy nhiên, nếu mặn kéo dài năng suất, chất lượng trái dừa giảm. Cho nên các hộ nông dân trồng dừa đã và đang áp dụng giải pháp ứng phó hạn mặn giúp cây dừa phát triển hiệu quả trong mùa hạn, mặn.

Ông Nguyễn Văn Thành, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm cho biết, chuẩn bị vào mùa khô, nước mặn xâm nhập, ông Thành đã phải đầu tư hệ thống đê bao ngăn mặn trữ ngọt. Cùng với đó tổ chức bồi phù sa nhằm tạo cho cây bộ rễ khỏe mạnh vượt qua mùa hạn mặn. Ông thành phân tích, cây dừa là cây có khả năng chịu mặn tốt từ 4 - 5 phần nghìn. Tuy nhiên, nếu độ mặn quá cao khi đó cây dừa không chết nhưng sẽ mất sức, trái dừa nhỏ không đạt chất lượng.

Do vậy, đầu tư trước thời điểm mặn đến để giúp cây dừa vượt qua mùa hạn mặn rất cần thiết. Cùng với đó, sau thời điểm hạn mặn cây dừa có khả năng phục hồi sớm, năng suất và chất lượng sẽ không bị suy giảm. Ông Thành cho rằng, nếu có sự chủ động ứng phó hạn mặn giúp nông dân thích nghi, sản xuất sẽ mang lại hiệu quả trong thời kỳ biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Bàn, Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh Bến Tre, để chủ động ứng phó hạn mặn, Hội Nông dân tỉnh triển khai các lớp tập huấn cho các hội viên trong toàn tỉnh khi mùa khô đến. Cùng với đó, khuyến cáo nông dân ứng dụng các giải pháp trong sản xuất, nhằm thích ứng với điều kiện biến đồi khí hậu hiện nay. Bên cạnh đó, hướng dẫn nông dân lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp đẻ sản xuất. Với sự chủ động ứng phó hạn mặn, năm nay hạn mặn khổng gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân.

Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Môi Trường tỉnh Bến Tre Huỳnh Quan Đức chia sẻ, người dân đã chủ động ứng phó, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã sớm có giải pháp ứng phó hạn mặn mùa khô năm 2024 - 2025; trong đó, các giải pháp công trình ngăn mặn trữ ngọt đã và đang phát huy hiệu quả.

Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nhân dân xuống giống theo đúng lịch thời vụ và phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng; sử dụng các giống thích nghi với điều kiện hạn mặn; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt; tưới tự động, tưới nhỏ giọt, phun sương… để tiết kiệm nước; khuyến cáo mức độ chịu mặn của một số loại cây trồng phổ biến để người dân biết và lấy nước tưới cho phù hợp; kiên quyết không để người dân sản xuất ở những khu vực có nguy cơ thiếu nước tưới.

Bên cạnh đó, kêu gọi người dân chủ động trữ ngước ngọt để phục vụ trong sinh hoạt, cũng như trữ nước ngọt để đủ sản suất vượt qua mùa hạn, mặn đảm bảo không gián đoạn trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.

Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)
Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân
Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN