Sớm hoàn thiện Đề án về quản lý đất đai, ứng phó với biến đổi khí hậu tại 5 tỉnh Tây Nguyên

Đây là nội dung cuộc họp báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Tổng thể đo đạc, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2019-2025”, do Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chủ trì, ngày 22/10, tại Hà Nội.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai Mai Văn Phấn cho biết: Tại Quyết định 3897 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt danh mục nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2019, trong đó giao cho Tổng cục Quản lý đất đai lập Đề án trên. Tổng cục đã chỉ đạo Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai tổ chức điều tra khảo sát thông tin, tư liệu tại 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng về thực trạng công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, điều tra cơ bản về đất đai gắn với quản lý, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, Tổng cục đã có Tờ trình số 29 thẩm định, phê duyệt Đề án; Công văn lấy ý kiến của 3 Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy vậy, đến nay Tổng cục vẫn chưa nhận được ý kiến của các bộ cũng như địa phương.

Việc triển khai xây dựng Đề án còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, tại phạm vi thực hiện Đề án gồm Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị đinh số 118/2014 /NĐ-CP, Ban Quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; Đề án Hoàn chỉnh việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho các huyện biên giới; Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai… còn rất khó thực hiện do nội dung công việc liên quan đến nhiều dự án đã, đang và sẽ thực hiện trên địa bàn.

Bên cạnh đó, khối lượng kinh phí tương đối lớn, trong đó kinh phí thực hiện tại địa phương chiếm 95%. Trong khi các tỉnh thuộc Đề án đều có điều kiện kinh tế khó khăn và là khu vực có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng. Hơn nữa, do nguồn kinh phí được Bộ Tài chính cấp muộn nên công tác điều tra xây dựng Đề án chậm hơn so với kế hoạch.

Dự kiến Đề án sẽ thực hiện trong giai đoạn 2019-2025. Riêng năm 2019 thực hiện xây dựng và phê duyệt Đề án ở Trung ương, từ năm 2020-2025 triển khai lập và thực hiện thiết kế kỹ thuật - dự toán, kế hoạch chương trình hoạt động, đến cuối năm 2025 tổ chức tổng kết Đề án tại địa phương.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng, đây là Đề án phức tạp, có nhiều điểm chồng lấn, nên thời gian tới Tổng cục cần sớm lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời sớm chỉnh sửa hoàn thiện Đề án để xem xét ký trình Văn phòng Chính phủ vào cuối tháng 10/2019.

Diệu Thúy (TTXVN)
Đưa 27 bác sĩ chuyên khoa về vùng khó khăn ở miền Trung - Tây Nguyên
Đưa 27 bác sĩ chuyên khoa về vùng khó khăn ở miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 17/10, tại thành phố Huế, Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) tổ chức Lễ trao bằng và bàn giao 27 bác sĩ chuyên khoa I, Khóa 6 thuộc Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)" khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN