Nuôi cá trên hồ Hòa Bình, nhiều hộ nghèo trở nên khấm khá

Chục năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ Hoà Bình đã giúp tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho hàng nghìn đồng bào sinh sống tại các huyện khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) là một điển hình trong việc phát triển nuôi cá lồng trên hồ trong những năm gần đây. Ông Xa Văn Chính, Bí thư xã Hiền Lương cho biết, trước đây chưa có kỹ thuật, nên người dân nuôi cá lồng hay bị lỗ vốn. Nhưng hiện nay, người dân được trang bị, học hỏi và áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, nên giờ nghề nuôi cá lồng đang là một thế mạnh trong cơ cấu phát triển kinh tế địa phương.

Kiểm tra sự sinh trưởng của cá lồng.

Thống kê mới nhất, toàn xã hiện có khoảng 50 hộ nuôi cá lồng, với trên 200 lồng cá. Hộ nuôi ít cũng có từ 2 - 3 lồng cá, chủ yếu là trắm đen, trắm cỏ, chép, trê lai... nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật, 1 năm cũng có thể cho thu nhập sau khi trừ chi phí từ 30 - 35 triệu đồng. Hộ nuôi nhiều có hơn chục lồng, nuôi các loại cá cao cấp hơn như: Cá tầm, cá ngạnh, cá chiên… cho lãi hàng trăm triệu đồng/năm.


Anh Xa Văn Quý ở xóm Dưng, xã Hiền Lương cho biết: Với việc nuôi hơn 10 lồng cá theo phương pháp mới (nuôi cá bằng nguồn thức ăn tự nhiên) trên sông Đà, gia đình anh có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cá lồng bè mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

“Ban đầu khi đầu tư vào nuôi cá lồng, gia đình tôi vẫn còn băn khoăn. Nhưng khi đầu tư vào nuôi, được sự giúp đỡ kỹ thuật nuôi cá và làm lồng bè từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, nên tôi đã yên tâm đầu tư làm ăn lớn. Điều quan trọng nhất trong nuôi cá lồng là phải bảo vệ, giữ được sạch nguồn nước nuôi để tránh được dịch bệnh. Để làm được điều đó, các chủ nuôi cá lồng phải đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh khu vực nuôi thường xuyên, không được đổ bừa bãi cá dầu nhỏ xuống cho cá ăn nuôi ăn, mà phải cho ăn ít một và chú ý vớt thức ăn thừa để tránh ô nhiễm cho lồng nuôi”, anh Quý chia sẻ.


Cũng theo ông Xa Văn Chính, nghề nuôi thuỷ sản trên hồ Hòa Bình đang là một nghề trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, xã Hiền Lương sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi cá lồng, phấn đấu đến cuối năm phát triển lên gần 300 lồng.

Nghề nuôi cá lồng ở hồ Hoà Bình giúp phát triển kinh tế ở địa phương.

Theo Chi cục Thuỷ sản tỉnh Hoà Bình trên khu vực lòng hồ Hòa Bình hiện ước khoảng trên 2.000 lồng nuôi cá. Người dân các xã ven hồ đang chủ yếu tập trung phát triển cá lồng như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc); Thung Nai (Cao Phong); Ngòi Hoa (Tân Lạc); Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu)...


Trong những năm qua, nghề nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa đã tạo được công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn hộ dân, trong đó có nhiều hộ là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các lưu vực sông tại các huyện, thị xã của Hòa Bình, trong đó, không ít hộ gia đình có thu nhập lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.


Trong thời gian tới, tỉnh Hoà Bình sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm quy mô trung tâm giống, tiến tới sẽ đáp ứng đủ giống cung cấp tại chỗ cho người nuôi trong tỉnh, không để phải nhập về từ các tỉnh ngoài, dẫn đến nguồn giống không đồng đều, ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của người dân.


Theo kế hoạch, tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2016, số lượng lồng nuôi cá trên sông và hồ chứa của tỉnh sẽ đạt gần 3.000 lồng, ssản lượng nuôi ước đạt trên 4.000 tấn.


Trọng Thủy
Mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông
Mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông

Sự cố ô nhiễm môi trường biển tại các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, với quyết tâm không ngại khó, ngại khổ, hàng trăm hộ dân sống dọc bờ sông Gianh chảy qua huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tự mình tìm hiểu về nghề nuôi cá lồng trên sông để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN