Ngày 27/12, Nhật Bản và Mỹ đã công bố hướng dẫn đầu tiên về "răn đe mở rộng", trong đó có việc bảo vệ Nhật Bản bằng “ô hạt nhân” của Mỹ, để giải quyết tốt hơn các thách thức an ninh.
Việc Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus được đánh giá là một biểu tượng cho thấy Moskva đang mở rộng hoàn toàn chiếc ô hạt nhân của mình cho Belarus.
Sau khi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc năm 1991, Washington đã cam kết duy trì “chiếc ô hạt nhân” từ xa. Năm sau đó, Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận nhằm tránh chạy đua vũ trang hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, mặc dù nó chưa bao giờ có hiệu lực.
Giới chuyên gia quân sự cho rằng những lần phóng tên lửa gần đây nhất của Bình Nhưỡng là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đã sẵn sàng đưa cả “gia đình” tên lửa đạn đạo vào hoạt động, có khả năng đánh hàng loạt mục tiêu ở nhiều tầm bắn.