Việc xuất khẩu ngày càng khó đã khiến các đơn vị quay sang tập trung nguồn lực chiếm thị phần trong nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu xi măng, clinker đạt gần 16,2 triệu tấn, trị giá 740 triệu USD, giảm 22% về lượng, giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Bài toán xuất khẩu xi măng đang được thực hiện để cân đối nguồn hàng sản xuất. Mặc dù vậy, thách thức phía trước dành cho ngành xi măng vẫn rất lớn, nhất là khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước trong khu vực.
Trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giảm thuế xuất khẩu xi măng để "giải cứu" nguồn cung dư thừa trong nước thì Bộ Xây dựng lại cho rằng sản xuất xi măng vẫn đang có lãi và không cần "giải cứu".
6 tháng đầu năm, mặc dù xuất khẩu xi măng của Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp ngoài nước nhưng tiêu thụ nội địa lại được đẩy mạnh. Nhờ vậy, các doanh nghiệp trong nước, trong đó phải kể đến Công ty cổ phần xi măng FiCO Tây Ninh (TAFICO) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực...
Không nên coi xuất khẩu xi măng chỉ là giải pháp tình thế để giải bài toán tồn kho mà cần coi đó là biện pháp phát triển bền vững, từ đó có chiến lược đầu tư thỏa đáng cho ngành xi măng.
Do xu thế cung vượt cầu nên xuất khẩu xi măng từng được xem như một giải pháp tình thế để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, cần có chiến lược dài hạn thì mới có thể tận dụng lợi thế của Việt Nam về xuất khẩu xi măng.
Cả nước hiện có 8 doanh nghiệp xi măng xuất khẩu clanhke và xi măng nhưng chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu xi măng.