Chiều 27/12, UBND tỉnh Nam Định đã tiếp nhận xe xét nghiệm COVID-19 lưu động hiện đại trị giá 15 tỷ đồng do Ngân hàng Sài Gòn (SCB) trao tặng.
Sáng 26/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) đã điều 3 xe xét nghiệm lưu động khẳng định (PCR) và đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ tỉnh Tây Ninh xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR, xác định các trường hợp F0.
Chiều 20/8, Bộ Y tế đã bàn giao 10 xe xét nghiệm COVID-19 lưu động cho TP Hồ Chí Minh. Dự kiến, mỗi xe xét nghiệm COVID-19 lưu động này có thể đảm bảo công suất xét nghiệm 2.000-3.000 mẫu/ngày.
Tính từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 4/6 cả nước đã ghi nhận 224 ca mắc COVID-19; Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã nhận được sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với số tiền gần 265 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền USD và EUR. Các chuyên gia cho rằng, phải có vaccine “càng sớm càng tốt”, tốt nhất là trước tháng 10/2021.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 846/QĐ-TTg bổ sung 48,4 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 cho Bộ Y tế để mua 5 xe xét nghiệm lưu động phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 3/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 846/QĐ-TTg về việc bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để trang bị phòng xét nghiệm lưu động.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 12/10, giới chức Thái Lan đã đưa 3 trạm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lưu động tới huyện Mae Sot của tỉnh Tak để xét nghiệm cho khoảng 4.000 người Thái Lan và Myanmar sau khi 3 lái xe tải người Myanmar có kết quả dương tính với chủng virus gây bệnh COVID-19 này tại biên giới Thái Lan.
Năm 2018, Hà Nội sẽ triển khai hoạt động 5 xe ô tô kiểm nghiệm nhanh chuyên dụng về an toàn thực phẩm để xét nghiệm dư lượng hóa chất trong rau củ quả, thức ăn ngay tại các chợ, siêu thị, các cơ sở dịch vụ ăn uống...