Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản theo lời mời của Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), chiều 7/11, Đoàn đại biểu Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam (VASA) do TS. Trần Anh Tuấn, Chủ tịch VASA, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo GRIPS.
Nhân dịp tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 và làm việc tại Hoa Kỳ, chiều 22/9/2024, giờ địa phương (sáng 23/9, giờ Việt Nam), tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Viện nghiên cứu chính sách Asia Society.
Viện Nghiên cứu Chính sách công Canada vừa công bố bài viết của nhóm tác giả thuộc Dự án Chính sách công và Vấn đề toàn cầu của Đại học British Columbia, trong đó cho rằng kinh nghiệm chuyên môn của Canada có thể giúp bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Ngày 22/2, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức tọa đàm đối thoại chính sách với chủ đề: “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”.
Sáng 11/7, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) phối hợp tổ chức Tọa đàm chuyên đề "Đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2023".
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển để điều tra làm rõ hành vi trốn thuế theo Điều 200 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Việc Việt Nam xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là “bước tiến lớn” hướng tới việc xây dựng cơ chế chống tham nhũng hiệu quả ở Việt Nam. Trên đây là khẳng định của Giáo sư Hirofumi Takada, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo về vấn đề này.
Viện nghiên cứu chính sách kinh tế đối ngoại Hàn Quốc (KIEP) vừa ra mắt cuốn sách “30 năm hợp tác kinh tế và xã hội giữa Việt Nam và Hàn Quốc” nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (1992-2022).
Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm, làm việc tại Hoa Kỳ, sáng 17/5 theo giờ địa phương, tại thành phố San Francisco, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự tọa đàm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp do Viện Nghiên cứu Chính sách Asia Society tổ chức.
Ngày 17/2, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, Liên minh Internet châu Á (AIC) tổ chức Tọa đàm “Xây dựng chính sách quản lý dịch vụ trên internet thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam”.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại La Habana, Tiến sĩ Ruvislei González Sáez - Phó Trưởng Ban Châu Á thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế (CIPI) của Cuba, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba – Việt Nam, khẳng định Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cột mốc và bước ngoặt đặc biệt quan trọng.
Ngày 9/12, Viện Nghiên cứu chính sách Mỹ và Chiến dịch Người Mỹ vì sự bình đẳng thuế (ATF) công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ đến nay (từ 18/3 vừa qua), khối tài sản của những người giàu ở nước này đã tăng thêm hơn 1.000 tỷ USD, làm nóng thêm cuộc tranh cãi ở nước này liên quan việc đánh thuế cao hơn đối với tầng lớp giàu có.
Sáng 18/11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và quản trị dữ liệu trong lĩnh vực y tế".
Đánh giá về vai trò của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với Hàn Quốc, Tiến sĩ Lee Jaehyon - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và châu Đại Dương, Viện Nghiên cứu Chính sách Asan (Hàn Quốc) cho rằng do nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào thương mại, nên một hiệp định thương mại tự do đa phương trong khu vực về nguyên tắc là tốt cho nền kinh tế nước này.
Ngày 19/10, Viện Lowy - viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia - công bố Chỉ số quyền lực tại châu Á (Asia Power Index) năm 2020, theo đó Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng một bậc so với năm ngoái.
Tại buổi tọa đàm công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II và 6 tháng đầu năm 2020 tổ chức ngày 21/7, Viện Nghiên cứu chính sách và kinh tế (VEPR) đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020.
Ngày 15/7, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đã phối hợp tổ chức chương trình “Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số: Thảo luận và Khuyến nghị chính sách”.
Tiến sĩ Lee Jaehyon, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN và châu Đại Dương, Viện nghiên cứu chính sách ASAN (Hàn Quốc), cho rằng tình hình an ninh ở Biển Đông ngày một xấu đi do Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở vùng biển này và gây quan ngại lớn về an ninh cho các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
Ngày 29/5, Viện nghiên cứu chính sách Lowy của Australia công bố nghiên cứu xếp hạng quyền lực của 25 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Mỹ tiếp tục là quốc gia có quyền lực cao nhất khu vực này trong 12 tháng qua. Việt Nam xếp thứ 13 trong danh sách này.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) - một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ, ngày 15/2 đã cung cấp thông tin về một căn cứ tên lửa khác của Triều Tiên, mà theo tổ chức này không được chính quyền Bình Nhưỡng công bố.