Ngày 19/11, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết những nỗ lực viện trợ cho người dân ở phía Bắc Dải Gaza đã bị cản trở trong hơn 40 ngày qua, nhất là sau những cảnh báo nạn đói hiện hữu và có thể kéo dài ở khu vực này nếu không có hành động khẩn cấp.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cho rằng Israel cần hành động mạnh mẽ và đầy đủ hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng khi luật pháp quốc tế và các quy định của Mỹ về viện trợ quân sự cho Israel không được thực thi đầy đủ.
Ngày 13/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang phối hợp với các đối tác trong đó có Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine để có thể tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho hai bệnh viện ở phía Bắc Gaza. Trong khi đó, Saudi Arabia thông báo thiết lập cầu hàng không hỗ trợ người dân ở Liban chịu ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa lực lượng Hezbollah và Israel.
Ngày 1/7, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo những tác động nghiêm trọng đối với trẻ em Haiti do tình trạng bạo lực liên quan các nhóm vũ trang ở quốc gia Caribe này, trong đó đặc biệt quan ngại là tình trạng trẻ em phải rời bỏ nhà cửa của mình. Theo ước tính của tổ chức này, khoảng 3 triệu trẻ em ở Haiti đang cần viện trợ nhân đạo.
Hoạt động viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza thông qua đường biển sẽ vẫn được duy trì. Người phát ngôn Chính phủ CH Cyprus, ông Konstantinos Letymbiotis, đã đưa ra thông báo như vậy ngày 30/5, trong bối cảnh cầu tàu của Mỹ được sử dụng cho hoạt động chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza đã phải tạm ngừng hoạt động sau khi bị gãy một đoạn.
Ngày 21/5, ông Stephane Dujarric - người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cho biết cơ quan này đã lên kế hoạch lập các tuyến đường mới trong Dải Gaza để vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo từ cầu tàu do Mỹ lắp ghép nổi trên biển ngoài khơi Gaza.
Ngày 7/5, Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đã hoàn thành thi công lắp ghép các bộ phận của cầu tàu nhằm đẩy mạnh công tác vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến với người dân đang thiếu thốn trầm trọng ở Dải Gaza.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết nước này sẽ tạm ngừng triển khai nỗ lực đưa hàng viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza thông qua một tuyến đường biển từ CH Cyprus.
Ngày 21/3, Cộng hòa (CH) Cyprus đã chủ trì hội nghị với sự tham gia của nhiều nước và tổ chức quốc tế, để thảo luận những biện pháp tăng cường cung cấp hàng viện trợ nhân đạo đến Dải Gaza thông qua một hành lang trên biển.
Ngày 18/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi giới chức Israel đảm bảo việc tiếp cận không bị cản trở đối với hàng viện trợ nhân đạo được đưa vào Dải Gaza.
Ngày 14/3, tổ chức từ thiện World Central Kitchen cho biết đang chuyển hàng viện trợ nhân đạo lên một con tàu ở cảng của Cộng hòa (CH) Cyprus để tiếp tục vận chuyển và cung cấp hàng hóa cho người dân ở Dải Gaza đang bên bờ vực của nạn đói, khi cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel đã bước sang tháng thứ 6.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza, đồng thời cho rằng Israel cần phối hợp với các đối tác quốc tế thực hiện các biện pháp bổ sung nhằm tăng cường viện trợ nhân đạo cho người dân ở vùng lãnh thổ ven biển này.
Ngày 28/12, Israel đã bước đầu nhất trí về việc cho phép mở hàng lang vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo bằng đường biển đến Dải Gaza qua Cyprus.
Ngày 21/12, ông Richard Peeperkorn - đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Dải Gaza, đã một lần nữa kêu gọi lệnh ngừng bắn mới, để mở đường cho các hoạt động viện trợ nhân đạo, cung cấp bổ sung kịp thời vật tư y tế cho các cơ sở y tế, hỗ trợ điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
Ngày 7/9, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tài trợ thêm gần 200 triệu USD cho công tác viện trợ nhân đạo ở Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản quốc gia Tây Nam Á này.
Chính phủ Hàn Quốc đã cấp phép cho một tổ chức dân sự nước này được chuyển hàng viện trợ nhân đạo cho người dân CHDCND Triều Tiên.