Ngày 17/4, tờ Politico đưa tin một nhóm quốc gia châu Âu gồm Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Phần Lan và Estonia đã bắt đầu kiểm tra giấy tờ bảo hiểm của các tàu chở dầu Nga bị nghi ngờ hoạt động trái phép tại biển Baltic và các tuyến hàng hải chiến lược như eo biển Đan Mạch và eo biển Anh.
Giá dầu lao dốc khiến dầu Nga lần đầu tiên sau nhiều tháng được chở bằng tàu phương Tây. Điều gì đang diễn ra trên thị trường vận tải biển toàn cầu?
Ngày 1/4, Hải quân Iran đã bắt giữ 2 tàu chở dầu nước ngoài trên vùng biển Vịnh Persian và tịch thu toàn bộ số nhiên liệu lậu trên tàu.
Ngày 24/3, Iran đã bác các nguồn tin truyền thông nói rằng các tàu chở dầu của nước này bị Hải quân Mỹ bắt giữ ở Vịnh Persian, đã giả mạo các giấy tờ của Iraq.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên áp đặt lệnh trừng phạt đối với nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Trung Quốc trong hoạt động buôn bán dầu mỏ với Iran.
Ngày 11/3, Cảnh sát biển Anh cho biết hơn 24 giờ sau vụ va chạm giữa tàu chở dầu Stena Immaculate và tàu chở hàng Solong ở Biển Bắc, cả hai tàu vẫn bốc cháy.
Tàu hàng Solong chở hóa chất độc hại đâm vào một tàu chở dầu đang vận chuyển nhiên liệu máy bay cho quân đội Mỹ. Video ghi lại hình ảnh hỏa hoạn dữ dội trên hai con tàu.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Anh ngày 10/3 cho biết đã nhận được thông tin về việc một tàu chở dầu va chạm với tàu hàng ở Biển Bắc.
Mỹ đã bác bỏ đề xuất của Canada về việc thành lập lực lượng đặc nhiệm để giám sát đội tàu chở dầu "bóng tối" của Nga, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đánh giá lại các cam kết trong các tổ chức đa phương.
Báo Alarabiya News ngày 6/3 dẫn các nguồn tin tiết lộ, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc kế hoạch dừng và kiểm tra các tàu chở dầu của Iran trên biển theo một thỏa thuận quốc tế nhằm ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Gói trừng phạt thứ 16 của EU nhằm vào Nga tiếp tục siết chặt các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, tài chính và vận tải. Từ lệnh cấm lưu trữ dầu, hạn chế nhập khẩu nhôm đến việc mở rộng "danh sách đen" tàu chở dầu, đâu mới là những biện pháp có tác động thực sự?
Các nguồn tin về an ninh và vận tải hàng hải ngày 19/2 cho biết đã có 3 tàu chở dầu bị hư hỏng do các vụ nổ chưa rõ nguyên nhân ở Địa Trung Hải trong một tháng qua. Đây là những thiệt hại liên quan đến nổ đầu tiên đối với các tàu phi quân sự xảy ra quanh khu vực trung tâm Địa Trung Hải trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Nga có thể buộc phải giảm sản lượng dầu trong những tháng tới khi các lệnh trừng phạt của Mỹ làm gián đoạn việc tiếp cận tàu chở dầu tới châu Á.
Truyền thông Nga ngày 9/2 đưa tin tàu chở dầu Koala, treo cờ Antigua và Barbuda, chở theo 130.000 tấn dầu nhiên liệu, đã bị hư hại do nhiều vụ nổ trong khoang máy.
Cước phí thuê tàu chở dầu cỡ lớn đã tăng mạnh sau khi Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt ngành dầu mỏ của Nga, khiến các thương nhân vội vàng đặt tàu để vận chuyển dầu từ các quốc gia khác đến Trung Quốc và Ấn Độ.
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 15/1, thu hẹp mức giảm của phiên trước khi tâm điểm thị trường quay trở lại khả năng gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với tàu chở dầu của Nga. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị hạn chế khi thị trường chờ đợi sự rõ ràng hơn về tác động của các lệnh trừng phạt này.
Ấn Độ ngừng giao dịch với các công ty và tàu chở dầu của Liên bang Nga bị Mỹ trừng phạt vì vai trò của chúng trong việc vận chuyển hàng hóa cho Moskva (Moscow).
Ngày 12/1, Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết đã thành lập trung tâm ứng phó khủng hoảng liên bang để giải quyết tình trạng khẩn cấp liên quan đến sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu ở Vịnh Kerch vào tháng trước.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/1 đã công bố các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga, trong đó có việc đưa vào danh sách trừng phạt 183 tàu chở dầu và 2 tập đoàn dầu khí lớn - gồm Gazprom Neft và Surgutneftegas - cùng hơn 20 chi nhánh của các tập đoàn này.
Ngày 10/1, nhà chức trách Nga cho biết các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực xử lý sự cố tràn dầu ở Biển Đen đã phát hiện thêm 7 vệt dầu loang.