Năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết. Cùng với chủ trương về tập kết bộ đội, cán bộ, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, gia đình cách mạng ở miền Nam ra miền Bắc nuôi dạy để bảo vệ, đào tạo và bồi dưỡng.
Ngày 26/10, Lễ kỷ niệm 70 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, 55 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện di chúc Bác Hồ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Dù chỉ tồn tại 21 năm (1954 -1975) nhưng các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc được đánh giá là một trong những mô hình giáo dục thành công nhất của nền giáo dục cách mạng nước ta.
Ngày 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 8/12/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong hai ngày 7-8/12, Ban liên lạc Học sinh miền Nam trên đất Bắc sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỷ niệm 65 năm Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc.
Chủ tịch nước khẳng định: Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình thành công nhất của nền giáo dục, đào tạo cách mạng nước ta.
21 năm tồn tại, hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã đào tạo hơn 30.000 học sinh. Trong số đó có rất nhiều người thành đạt, trở thành những con chim đầu đàn trên mọi lĩnh vực, có những cống hiến lớn lao cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ giã mái trường Xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc đến nay đã gần 40 năm, nhưng trong tôi, những tình cảm, kỷ niệm về thầy Nguyễn Thái Học... người thầy kính yêu đã chăm sóc cho chúng tôi trong những ngày xa gia đình, mãi mãi không bao giờ phai nhạt.
Gần 40 năm đã trôi qua, nhưng những kỷ niệm ngày đi học ở trường học sinh miền Nam số 18 tại tỉnh Hưng Yên vẫn còn ghi đậm dấu ấn trong lòng bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, hiện đang là Trưởng phòng Tổ chức Kho bạc Nhà nước tỉnh Phú Yên.
“Tình cảm nồng ấm mà các thầy, cô giáo đã dành cho chúng tôi trong thời gian học tập ở trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là những kỷ niệm sâu sắc sẽ theo tôi trong suốt cuộc đời”, bà Lâm Thị Nga, cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc chia sẻ những kỷ niệm về “ngôi nhà lớn” năm xưa.
“Những học sinh miền Nam từng ra miền Bắc học tập sẽ không bao giờ quên được tình yêu thương và sự đùm bọc hết mình mà nhân dân miền Bắc đã dành cho”, cô Nguyễn Thị Nguyệt, cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc chia sẻ.
Có thể nói, sự trưởng thành của những học sinh miền Nam trên đất Bắc ngày nay không thể không nhắc tới sự chăm sóc, dạy dỗ tận tình của những người thầy cô giáo... Một trong những người thầy có ảnh hưởng lớn tới các em học sinh, được các em coi như cha, mẹ khi ấy là thầy giáo Nguyễn Việt Bắc.
Mặc dù tồn tại trong khoảng thời gian không dài, nhưng hệ thống trường miền Nam đã góp đào tạo ra hàng chục ngàn cán bộ, nhiều người sau này giữ những trọng trách quan trọng.
Tuy chỉ tồn tại 21 năm (1954–1975) nhưng khi kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình, các Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã mang lại những kết quả to lớn trong việc đào tạo nên những “hạt giống đỏ” cho đất nước, để lại trong lòng người dân những tình cảm tốt đẹp về một thế hệ học sinh miền Nam.