Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay, tỉnh có 135 mã vùng trồng; trong đó có 59 mã vùng trồng xuất khẩu, 3 mã cơ sở đóng gói xuất khẩu và 73 mã vùng trồng nội địa, tăng 43 mã vùng trồng so với năm 2023.
Sau thông báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc về các lô hàng trái cây xuất khẩu từ Việt Nam vi phạm quy định kiểm dịch thực vật, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường kiểm soát vi sinh vật, đối tượng kiểm dịch thực vật trên các lô hàng trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Men, tính đến thời điểm hiện tại, Tiền Giang được cấp 271 mã số vùng trồng, đang hoạt động với tổng diện tích trên 20.000 ha; trong đó, có 175 mã số vùng trồng được cấp sang thị trường Trung Quốc với tổng diện tích gần 19.000 ha.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đang thúc đẩy triển khai lập hồ sơ cấp, quản lý mã số vùng trồng trái cây xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ tổ chức tập huấn đặc biệt cho nông dân trồng sầu riêng và măng cụt về cách sử dụng thuốc trừ sâu an toàn và phòng chống nhiễm virus gây dịch COVID-19 trên sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Thanh long được xếp vào nhóm mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực và thường nằm trong nhóm sản phẩm xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam với thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia; trong đó Trung Quốc chiếm tới hơn 80% thị phần.
Chuyên gia phụ trách kiểm dịch thực vật trái cây xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đến Việt Nam, hoàn thành thời gian cách ly y tế và bắt đầu làm việc trở lại sẽ giúp khai thông hoạt động xuất khẩu trái cây vào thị trường Hoa Kỳ sau thời gian bị hạn chế do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trung Quốc đã trở thành điểm đến chủ yếu của trái cây xuất khẩu từ ASEAN, với các tỉnh ở miền Nam là Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và Hải Nam đang nổi lên là những thị trường chủ chốt nhờ vị trí địa lý gần và quan hệ thương mại chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.
Thanh long là một trong 9 loại trái cây xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường thế giới; trong đó, các thị trường ưa chuộng nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản…
Với mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm 2019, ngành sản xuất và xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã đặt ra nhiều nhiệm vụ như: xây dựng vùng nguyên liệu trái cây có chất lượng ổn định, phục vụ cho hoạt động chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường trái cây Việt, tăng khả năng cạnh tranh cho trái cây Việt Nam trên thị trường thế giới lẫn thị trường nội địa…
Ngày 2/5, tại xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Công ty Cổ phần Lavifood đã tổ chức lễ động thổ xây dựng Nhà máy Tanifood, với nhiều dây chuyền sản xuất các sản phẩm trái cây xuất khẩu với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Trong khi xuất nhập khẩu trái cây Việt Nam đang được chú trọng và đẩy mạnh thì thị trường trái cây trong nước lại “ngay ngáy” nỗi lo vì phải cạnh tranh với trái cây ngoại nhập.