Mặc dù có nhiều nỗ lực, song đến nay tỷ trọng tín dụng xanh trong tổng dư nợ toàn ngành còn thấp. Bà Hà Thu Giang - Vụ Trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết, để thúc đẩy thực hành Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG), xanh hóa hoạt động ngành ngân hàng, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi, hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Thông tư 17/2022/TT-NHNN có quy định nguyên tắc quản lý rủi ro về môi trường.
Mặc dù có 80 - 90% các ngân hàng đã áp dụng một phần hoặc toàn bộ việc thực hành theo tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong hoạt động, nhưng nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc áp dụng ESG vẫn ở những bước khởi đầu, còn gặp không ít vướng mắc.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Ngân hàng Nhà nước cần sớm có khung pháp lý về tín dụng xanh bởi hiện còn thiếu các quy định, tiêu chí môi trường, nhất là danh mục phân loại xanh ở cấp quốc gia.
Việc áp dụng các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG), đang trở thành thước đo để đánh giá khả năng triển khai mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác của các doanh nghiệp thành công trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG đang dần tỏ ra vượt trội so với những chủ thể khác.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Mùa lễ hội 2024 sẽ là lần đầu tiên toàn quốc thực hiện "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" để hướng tới một mùa lễ hội an toàn, văn minh, lành mạnh.
Nhằm giảm lượng rác thải, đảm bảo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam triển khai nhiều giải pháp tạo thói quen cho người dân phân loại rác thải tại hộ gia đình.
Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là thay đổi phương thức quan lý môi trường đối với các dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường; cắt giảm thủ tục hành chính.
Sau gần 10 năm thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (2010-2020), công tác bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, do vậy, cần có những giải pháp cho giai đoạn tiếp theo nhằm giữ vững kết quả và tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
Chiều 3/12, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, các đơn vị trong Bộ sẽ rà soát, đánh giá lại các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 để tham mưu, đề xuất hướng đi, xây dựng bộ tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn tiếp theo.
Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, những thành tựu đạt được rất đáng ghi nhận. Diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống của các hộ gia đình nông thôn có nhiều đổi mới, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần từ năm 2010 đến năm 2018.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, các nội dung về quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn được điều chỉnh bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nội dung về bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, làng nghề, thủy sản; bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường trong xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, trong lĩnh vực thú y; quản lý chất thải và phế liệu....
Qua 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020), việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới qua các năm đã mang lại nhiều sự cải thiện rõ nét về môi trường ở các vùng nông thôn.
Là một trong 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã vấp phải những khó khăn nhất định trong thực hiện tiêu chí môi trường.
Môi trường là một trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn (XDNTM) mới, tuy nhiên, sau hơn 4 năm XDNTM tỉnh Cao Bằng mới chỉ có 1/177 xã hoàn thành tiêu chí này.
Việc phát sinh hàng chục triệu tấn rác thải mỗi năm khiến vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc đảm bảo tiêu chí môi trường, một trong 19 tiêu chí về nông thôn mới, đang được các địa phương đặc biệt quan tâm.
Không được xem là quan trọng như một số tiêu chí khác, nhưng trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã "gặp khó" về tiêu chí môi trường.