Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã trở nên nóng hơn trước những cảnh báo mới đây từ phía Trung Quốc. Trước tình hình này, một số công ty Mỹ đang tích trữ linh kiện và trì hoãn các kế hoạch mở rộng hoạt động.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng khi Mỹ tiến hành tăng thuế đối với hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Trong đó có nhôm, thép đều là những hàng hoá thế mạnh của Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng tỷ trọng xuất khẩu, nhưng các thách thức cũng sẽ không hề nhỏ.
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai ngày 14/5 khuyến nghị tăng thuế đối với nhiều mặt hàng của Trung Quốc, cho rằng cần có thêm hành động để giải quyết các chính sách và hoạt động chuyển giao công nghệ của Bắc Kinh mà Washington cho rằng làm tổn hại đến người lao động và doanh nghiệp nước này.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn thứ sáu của Mỹ tính theo giá trị nhập khẩu vào năm 2022.
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn bài viết trên trang mạng Diễn đàn Đông Á cho biết trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Mỹ tính theo giá trị nhập khẩu vào năm 2022.
Kể từ đầu tháng 8, đà phục hồi của thị trường đồng có xu hướng chững lại trước những căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ dễ dự đoán hơn sau chiến thắng của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, song có lẽ điều đó mới chỉ dừng ở mức dự báo, không ai có thể loại trừ viễn cảnh ông Biden trở thành tổng thống và tiếp tục cứng rắn với Bắc Kinh.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 8/9 tiếp nối sự phục hồi nhẹ của các thị trường chứng khoán châu Âu khi mở cửa và dường như bỏ qua những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xem xét khả năng các cổ phiếu công nghệ cao của Mỹ có thể tăng trở lại từ đợt bán tháo gần đây.
Bắc Kinh có thể bầu một ứng viên châu Phi cho vị trí Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang khiến cơ quan này trì trệ hoạt động.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, Chính phủ Ấn Độ đang thúc đẩy các nỗ lực để kéo hơn 1.000 doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc về nước mình.
Các chỉ số chứng khoán châu Á và châu Âu giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 4/5 trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tái diễn liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây thêm nhiều áp lực cho ngành điện tử toàn cầu, vốn trước đó đã lao đao vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Trong khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã có chiều hướng được cải thiện sau khi hai bên ký kết thỏa thuận giai đoạn 1, các quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bày tỏ lo ngại nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm tàng.
Trong phiên giao dịch 19/12, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng qua, sau các thông tin cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục hạ nhiệt.
Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc đã làm hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng những leo thang mới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Đây là nhận định được hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch đưa ra ngày 17/12.
Trong phiên giao dịch chiều ngày 22/11, giá vàng châu Á tăng do các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự tin tưởng vào triển vọng đạt được một thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm nay.
Giá vàng châu Á ổn định trong phiên giao dịch ngày 21/11, giữa lúc giới thị trường quan ngại về khả năng Mỹ và Trung Quốc khó có thể sớm đạt được thỏa thuận thương mại "Giai đoạn 1" sau khi các nghị sĩ Mỹ thông qua một dự luật liên quan đến khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Số liệu chính thức từ chính quyền Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đưa ra ngày 15/11 xác nhận kinh tế Khu hành chính này trong quý III/2019 đã rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong 10 năm qua, do tác động tiêu cực từ các cuộc biểu tình và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Trong phiên giao dịch chiều 11/11, giá dầu châu Á giảm hơn 1%, giữa lúc giới thị trường lo ngại về triển vọng đạt thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi những quan ngại về tình trạng dư cung cũng gây áp lực lên thị trường.
Trong phiên giao dịch ngày 11/11, giá vàng châu Á tăng mạnh do các nhà đầu tư vẫn lo ngại về các căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và số liệu sản xuất gây thất vọng của Trung Quốc.