Chiều 26/9, tuyến đường tỉnh lộ ĐT.721 kết nối 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng đã thông xe trở lại sau hơn 1 ngày bị chia cắt bởi sự cố sạt lở đoạn qua xã Đạ Lây (huyện Đạ Tẻh) do mưa lớn kéo dài suốt đêm 24/9.
Sau gần 5 tháng thi công, công tác khắc phục tình trạng sạt lở núi Bà Hỏa, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã cơ bản hoàn tất. Tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài chính thức được thông xe trở lại trong niềm vui mừng của người dân địa phương.
Ngày 14/7, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phải tạm đóng cửa hầm chui Tân Phong (thành phố Biên Hòa) ở cả hai hướng để khắc phục sự cố ngập.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, trên tuyến Quốc lộ 19C tại khu vực Km143+650 (thuộc xã Ea Trol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã sạt lở mái taluy dương với khối lượng hàng nghìn m3 đất, đá. Đến ngày 5/12, vị trí sạt lở đã cơ bản được khắc phục và thông xe trở lại.
Đến 18 giờ ngày 11/8, các tuyến đường bị sạt lở trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được khắc phục, thông xe trở lại.
Tối 11/11, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bình Định đã giảm hẳn, nước sông Kôn, sông Hà Thanh, xuống chậm, đang ở mức báo động 1. Tuyến quốc lộ 19C đoạn đi qua thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, đã thông xe trở lại sau hơn 24 giờ bị cắt đứt do sạt lở nghiêm trọng.
Dự kiến đến đầu tháng 9/2019, cầu Ngòi Thia sẽ hoạt động trở lại sau sự cố bị sập vào tháng 10/2017.
Quốc lộ (QL)91 kết nối TP Cần Thơ với tỉnh An Giang và khu vực Tây Nam Nam Bộ đã thông xe trở lại sau khi đoạn đường từ Km89+250 đến Km89+390 được khắc phục sự cố sạt lở, đứt gãy nghiêm trọng.
Cầu Long Kiển (huyện Nhà Bè) đã được thông xe trở lại sau 12 ngày bị sập khi một chiếc xe tải chở đá vượt gấp 5 lần tải trọng lưu thông qua cầu trong đêm.
Với nỗ lực của lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, đến 14 giờ 30 phút, ngày 16/12 tuyến Quốc lộ 1A qua Đèo Cả và đường sắt Bắc – Nam đã thông xe trở lại.