Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho các địa phương đang triển khai Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ.
Ngày 10/12, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc kiểm tra việc cấp phát thuốc Molnupiravir trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng tại TP Hồ Chí Minh.
Ngày 29/11, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức tiêm phòng vaccine COVID-19 cho học sinh các nhóm tuổi, và công bố lịch đi học trở lại. Trong ngày, có thêm 13.770 ca mắc mới COVID-19, Hà Nội quyết định thí điểm điều trị cho F0 không triệu chứng tại nhà.
Chiều 24/11, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên tổ chức họp trực tuyến triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa có công văn hỏa tốc chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng triển khai thí điểm việc điều trị F0 tại nhà do khả năng điều trị tập trung của tỉnh đã quá tải.
Với xu hướng các ca mắc COVID-19 tăng nhanh tại nhiều địa bàn, UBND TP Hà Nội đã ra Công điện số 23 yêu cầu người đã tiêm vaccine về từ vùng có nguy cơ cao phải xét nghiệm 2 lần trong 7 ngày; thí điểm cách ly tại nhà với F1, điều trị F0 với phương châm "4 tại chỗ"...
Ngày 1/11, UBND tỉnh An Giang đã có văn bản thống nhất đề xuất của Sở Y tế tỉnh triển khai cách ly điều trị tại nhà các F0 không triệu chứng; giao ngành y tế thực hiện, đảm bảo các yêu cầu về điều kiện cách ly điều trị theo quy định.
Chiều 23/8, Bộ Y tế cho biết, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9/2021 sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400mg) cho chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc COVID-19 tại nhà và cộng đồng, dự kiến bắt đầu vào 25/8/2021 tại TP Hồ Chí Minh.
Ngày 14/8, theo thông tin từ Bộ Y tế, chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần sẽ được triển khai thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16/8.
Việt Nam là một số ít quốc gia trên thế giới triển khai thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng virus ngay từ năm 2017 và sau đó đã mở rộng ra 26 tỉnh, thành phố.
Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Năm 2017, Bộ Y tế sẽ triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine cho khoảng 500 bệnh nhân tại một số tỉnh miền núi như: Điện Biên, Nghệ An, Sơn La.