Ngày 19/12, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ kéo dài thời gian đình chỉ việc áp thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận trong tranh chấp thép và nhôm.
Ngày 22/3, Mỹ đã công bố một thỏa thuận với Anh nhằm chấm dứt việc áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hồi năm 2018 vì lý do an ninh quốc gia.
Ngày 30/10, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo xác nhận nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí giải quyết tranh chấp thương mại song phương dai dẳng liên quan đến chính sách thuế quan của Mỹ đối với thép và nhôm, qua đó tránh được nguy cơ EU áp thuế trả đũa đối với mô tô, rượu whishkey và các sản phẩm khác nhập khẩu từ Mỹ.
Ngày 17/6, Anh và Mỹ thông báo đã đạt thỏa thuận nhằm giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hai hãng sản xuất máy bay là Airbus và Boeing, đảm bảo ngừng áp thuế trả đũa lẫn nhau trong vòng 5 năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 16/6 cho hay Mỹ sẽ vẫn giữ phương án áp thuế đáp trả với những nước không dỡ bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST), mà bà cho là phân biệt đối xử với các công ty công nghệ nước này.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) ngày 17/5 đã nhất trí ngừng gia tăng căng thẳng liên quan đến vấn đề thuế nhôm, thép của Mỹ, trong đó EU tạm thời hoãn tăng thuế trả đũa với nhiều mặt hàng của Mỹ và hai bên sẽ tiến hành các cuộc đàm phán chính thức để giải quyết tình hình năng lực sản xuất quá mức trên toàn cầu, chủ yếu tập trung ở Trung Quốc.
Ngày 10/4, Ủy viên Thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Valdis Dombrovskis cho biết EU đã đề xuất tạm dừng việc áp thuế trả đũa đối với hàng tỉ USD hàng nhập khẩu với Mỹ trong 6 tháng, nhiều hơn 2 tháng so với thỏa thuận mà EU và Washington đạt được hồi tháng trước.
Mỹ đang thúc đẩy kế hoạch áp thuế trả đũa với tổng giá trị lên đến gần 1 tỷ USD mỗi năm đối với sáu quốc gia đã đánh thuế các công ty công nghệ của nước này.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 5/3 thông báo Brussels và Washington đã nhất trí tạm ngừng áp thuế trả đũa trong vòng 4 tháng liên quan đến cuộc tranh cãi về vấn đề trợ cấp cho 2 hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing.
Ngày 4/3, Mỹ và Anh đã nhất trí về việc ngừng áp thuế trả đũa của Washington nhằm vào hàng hóa Anh, như rượu whisky của Scotland, trong vòng 4 tháng.
Ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa áp thuế trả đũa với ô tô nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) nếu khối này không giảm thuế nhập khẩu tôm hùm Mỹ.
Các quốc gia hỗ trợ Airbus như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh sẽ chịu tác động chính từ thuế trả đũa của Mỹ. Từ 8/10, Mỹ sẽ đánh thuế 10% với máy bay và 25% với nhiều mặt hàng khác, bao gồm phomát, rượu vang, rượu whisky, ô liu… nhập từ EU.
Hãng Bloomberg ngày 23/9 dẫn một số nguồn thạo tin cho biết Trung Quốc đã miễn cho một số công ty nhà nước và tư nhân nhập khẩu đậu tương Mỹ không bị áp thuế trả đũa mặt hàng này của Mỹ.
Giữa vòng xoáy của cuộc chiến thương mại với những hành động áp thuế trả đũa lẫn nhau, các sinh viên Trung Quốc cảm thấy không yên tâm khi học tập tại Mỹ và bắt đầu tìm kiếm những điểm đến mới để hiện thực hóa giấc mơ đại học của mình.
Ngày 5/6, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador đã tiếp nhận danh sách chính thức các sản phẩm của Mỹ có thể bị áp thuế trả đũa trong trường hợp Washington đánh thuế nhập khẩu 5% đối với các sản phẩm của nước này.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang căng thẳng với những đòn áp thuế trả đũa lẫn nhau, trong khi các cuộc đàm phán rơi vào bế tắc. Lo ngại cuộc chiến tiếp tục "lún sâu", cả thế giới đang "nín thở" dõi theo. Thị trường chứng khoán nhiều phiên lao dốc. Thị trường tài chính tiền tệ lộ rõ những nguy cơ bất ổn. Thương mại và tăng trưởng toàn cầu trước áp lực sụt giảm mạnh. Thậm chí nhiều chuyên gia đang nghĩ tới chu kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu có thể sẽ diễn ra vào năm tới.
Ngày 9/4, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) "không được phép" để xảy ra một cuộc tranh cãi mới liên quan tới Airbus, hãng chế tạo máy bay của châu Âu bị Washington cáo buộc nhận hàng triệu euro trợ cấp không công bằng từ chính phủ.
Ngày 9/2, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết cho phép Hàn Quốc áp thuế trả đũa 84,81 triệu USD/năm với những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, nhằm đáp trả lại các biện pháp mà nước này áp dụng với mặt hàng máy giặt nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ về việc sẵn sàng xem xét lại kế hoạch tăng lãi suất trong năm tới khi số liệu mới cho thấy chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump và thuế trả đũa của Trung Quốc đang gây sức ép lên nền kinh tế Mỹ và khiến các nhà đầu tư lo ngại.
The Economic Times ngày 17/12 đưa tin Ấn Độ một lần nữa tiếp tục hoãn áp thuế trả đũa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ đến ngày 31/1/2019. Đây là lần thứ tư Chính phủ Ấn Độ hoãn áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại đối với Mỹ.