Ngày 25/4, Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết Ukraine có thể buộc phải chấp nhận từ bỏ một phần lãnh thổ trong khuôn khổ thỏa thuận hòa bình với Nga, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gia tăng sức ép thúc đẩy đàm phán giữa hai bên.
Ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các bên liên quan thúc đẩy đàm phán để nhanh chóng đạt được hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua tại Ukraine.
Theo hãng tin Reuters, ngày 24/4, Nga cáo buộc Tổng thống Ukraine đã phá hoại nỗ lực ngoại giao nhằm đạt thỏa thuận hòa bình sau khi ông Zelensky từ chối công nhận việc Nga sáp nhập Crimea trong tuần này.
Ukraine đang đứng trước một "ngã rẽ sống còn" trong cuộc xung đột với Liên bang Nga khi nhiều khả năng phải bác bỏ một thỏa thuận hòa bình mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây sức ép buộc phải chấp nhận.
Ngày 23/4, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết các nước châu Âu cho rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine phải bao gồm "toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.
Kiev được cho là đang tiến rất gần đến việc chấp nhận một kế hoạch hòa bình do Mỹ làm trung gian nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Mỹ có thể công nhận Bán đảo Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga như một phần trong thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Moskva (Moscow) và Kiev, nhưng Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Theo Bloomberg, Mỹ đã trình bày với các đồng minh những đề xuất nhằm thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, bao gồm đề ra những nội dung chính về các điều khoản để chấm dứt giao tranh và nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Moskva trong trường hợp ngừng bắn lâu dài.
Theo tờ Kyiv Independent, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ, ông Keith Kellogg cho biết Ukraine có thể được phân chia thành các khu vực riêng biệt như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga
Ngày 10/4, khoảng 30 bộ trưởng quốc phòng từ các quốc gia thuộc “liên minh tự nguyện” đã nhóm họp tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ) nhằm thúc đẩy kế hoạch triển khai lực lượng tới Ukraine thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong trường hợp nước này đạt được thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình với Nga trong tương lai.
Theo Reuters, ngày 4/4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố Washington sẽ biết liệu Nga có nghiêm túc về một thỏa thuận hòa bình với Ukraine hay không trong vòng vài tuần tới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế thứ cấp lên dầu của Liên bang Nga nếu Moskva (Moscow) cản trở một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc đổ máu ở Ukraine, đồng thời đe dọa tấn công Iran nếu nước này không đạt được một thỏa thuận hòa bình.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi các nhà lãnh đạo Nam Sudan chấm dứt đối đầu chính trị, phóng thích các quan chức bị bắt giữ và thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình năm 2018 nhằm ngăn chặn nguy cơ nội chiến tái diễn.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 27/3, Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) tại Nam Sudan cảnh báo việc thỏa thuận hòa bình sụp đổ có thể dẫn đến "một cuộc chiến toàn diện" và đe dọa sinh mạng của hàng triệu người ở quốc gia châu Phi này.
Ngày 27/3, theo đài RT, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Paris và London sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch triển khai một lực lượng quân sự tới Ukraine, trong bối cảnh một thỏa thuận hòa bình với Nga đang được các bên liên quan nỗ lực thúc đẩy.
Theo tờ Kyiv Independent, ngày 24/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết Nhà Trắng sẽ không thảo luận về các chi tiết của thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine - bao gồm cả tình trạng của các vùng lãnh thổ Nga tuyên bố sáp nhập từ Ukraine - cho đến khi đạt được lệnh ngừng bắn.
Nga sẽ yêu cầu những cam kết "chắc chắn" trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào liên quan đến Ukraine.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng gây áp lực lên Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin về lệnh ngừng bắn với Ukraine, báo The Independent đã nhận được thông tin về những lĩnh vực mà Kiev không muốn nhượng bộ.
Phạm vi hội nghị đã vượt ra ngoài châu Âu, tất cả đều đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine, duy trì dòng chảy viện trợ quân sự và sẽ đưa ra các kế hoạch vững chắc và mạnh mẽ nhằm hỗ trợ một thỏa thuận hòa bình cũng như đảm bảo an ninh tương lai của Ukraine.
Ngày 13/3, Azerbaijan và Armenia tuyên bố đã kết thúc các cuộc đàm phán về một thỏa thuận hòa bình tiềm năng nhằm giải quyết xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa hai nước, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nỗ lực bình thường hóa quan hệ.