Giới chức Indonesia ngày 25/1 thông báo lực lượng chức năng nước này đã giữ tàu MT Horse treo cờ Iran và tàu MT Freya treo cờ Panama bị nghi sang mạn dầu trái phép trên vùng biển của Indonesia.
Một nguồn tin ngoại giao cho biết Hàn Quốc đã rút đơn vị hải quân chống cướp biển khỏi Eo biển Hormuz. Động thái này được cho là nhằm gửi một tín hiệu thân thiện tới Iran trước các cuộc đàm phán về vụ tàu chở dầu của nước này bị bắt giữ trước đó.
Ngày 14/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của nước này Choi Jong-kun đã kêu gọi Qatar hỗ trợ trong việc giải cứu tàu chở dầu của Hàn Quốc cùng với thủy thủ đoàn hiện đang bị phía Iran bắt giữ.
Ngày 13/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết giới chức nước này và Iran sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán để tàu chở dầu của Hàn Quốc bị Iran bắt giữ sớm được trả tự do cũng như giải quyết vấn đề tài sản bị phong tỏa của Tehran.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 11/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao nước này, ông Choi Jong-kun, đã nhắc lại lời kêu gọi Iran thả tàu chở dầu của Hàn Quốc và thủy thủ đoàn, đồng thời đưa ra bằng chứng phản bác tuyên bố của Tehran rằng con tàu này đã gây ô nhiễm biển.
Ngày 7/1, một phái đoàn Chính phủ Hàn Quốc đã lên đường đến Iran để đàm phán về việc sớm thả tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc cùng thủy thủ đoàn, vốn bị phía Iran bắt giữ khi đi qua Eo biển Hormuz vào đầu tuần này.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 6/1, Ủy ban Đối ngoại và thống nhất Quốc hội Hàn Quốc đã họp khẩn liên quan tới việc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ tàu chở dầu MT Hankuk Chemi treo cờ Hàn Quốc khi đi qua Eo biển Hormuz.
Chủ tàu chở dầu Hàn Quốc Hankuk Chemi vừa bị lực lượng Iran bắt ở Vùng Vịnh đã cho biết thêm một số chi tiết về vụ bắt giữ.
Chính phủ Hàn Quốc đang xác minh các sự việc liên quan đến việc Iran bắt giữ tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của Hàn Quốc để xem liệu động thái này của Tehran có dựa trên cơ sở hợp pháp hay không.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đang xem xét liệu chuyến thăm của một quan chức ngoại giao cấp cao nước này đến Tehran vào ngày 9/1 tới có diễn ra theo kế hoạch hay không.
Theo hãng tin Yonhap ngày 5/1, đơn vị chống cướp biển của Hàn Quốc đã bắt đầu hoạt động tại Eo biển Hormuz nhằm đối phó với căng thẳng gia tăng sau khi Iran bắt giữ tàu chở dầu MT Hankuk Chemi của nước này.
Trong thông cáo, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cáo buộc Tehran có hành vi đe dọa tự do hàng hải, coi đây là cách để thoát ra khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết đã điều lực lượng đến eo biển chiến lược Hormuz sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Hàn Quốc ngày 4/1.
Ngày 4/1, Chính phủ Hàn Quốc đã lên tiếng yêu cầu Iran lập tức thả tàu chở hóa chất HANKUK CHEMI bị nước này bắt giữ và cho biết đã cử đơn vị chống cướp biển đến khu vực Eo biển Hormuz.
Truyền hình quốc gia Iran thừa nhận Tehran đã bắt giữ một tàu chở dầu treo cờ Hàn Quốc trên vùng biển Eo Hormuz.
Ngày 1/1, quân đội Iraq cho biết đã sơ tán một tàu chở dầu sau khi phát hiện một quả thủy lôi bám vào mạn tàu. Các chuyên gia về chất nổ đã được cử tới và xử lý an toàn sự cố này.
Ngày 14/12, Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết một tàu chở đầy chất nổ đã tấn công một tàu chở dầu treo cờ Singapore đang neo đậu tại cảng Jeddah ở vương quốc Hồi giáo này.
Chiều 7/12, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: Vào 14 giờ 30 ngày 6/12, tại khu vực biển cách Tây Nam Côn Đảo khoảng 40 hải lý, Tổ công tác Phòng Trinh sát BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện và bắt giữ tàu cá mang biển kiểm soát TG94437-TS có nhiều nghi vấn.
Iran đã cử một “hạm đội” 10 tàu chở dầu đến hỗ trợ Venezuela trong thời gian quốc gia Mỹ Latinh gặp khó khăn vì thiếu nhiên liệu.
Chiều 21/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: Vào hồi 00 giờ 30 phút ngày 21/11, trong quá trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên khu vực biển Tây Nam; Tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện tàu TG 95823 TS có biểu hiện nghi vấn.