Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen đã thăm Croatia vào ngày đầu Năm mới 2023 để đánh dấu thời điểm quốc gia này chính thức gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Khu vực tự do đi lại Schengen. Đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Âu gia nhập cả hai khu vực đặc biệt này trong cùng một ngày.
Ngày 1/1/2023, Croatia đã chính thức trở thành thành viên khu vực đồng tiền chung Eurozone và khu vực đi lại tự do Schengen.
Romania đã chỉ trích quyết định “phi lý” của Áo nhằm ngăn cản nước này vào khối Schengen. Nhiều người kêu gọi tẩy chay hàng hóa hoặc công ty của Áo.
Ngày 8/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí cho phép Croatia tham gia đầy đủ vào khu vực miễn thị thực Schengen, tuy nhiên Romania và Bulgaria sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa.
Mạng tin EURACTIV.de (Đức) ngày 7/12 dẫn lời Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Áo Karoline Edtstadler cảnh báo nước này sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc kết nạp Romania và Bulgaria vào khối Schengen.
Hà Lan thông báo rằng họ sẵn sàng hỗ trợ Croatia và Romania gia nhập khối Schengen, nhưng không ủng hộ Bulgaria. Áo từ chối ủng hộ cả Bulgaria và Romania.
Ít nhất hai quốc gia thành viên - Áo và Hà Lan - đã bày tỏ sự phản đối với việc gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania. Trong khi đó, theo quy định, chỉ cần xuất hiện một phiếu phủ quyết, nỗ lực gia nhập khối Schengen của Bulgaria và Romania sẽ thất bại.
Áo, nước đang thực hiện chiến dịch chống di cư mới, đã bày tỏ sự hoài nghi về việc gia nhập của Bulgaria và Romania.
Mặc dù là thành viên EU, Bulgaria và Romania vẫn nằm ngoài Khu vực Schengen, có nghĩa là họ không thể bãi bỏ việc kiểm tra biên giới với các nước EU khác.
Quyết định của Quốc hội Hà Lan được đưa ra ngay sau khi Nghị viện châu Âu kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử và thừa nhận Bulgaria và Romania vào Schengen ngay lập tức.
Bộ Ngoại giao CH Séc hôm 12/10 thông báo chính phủ nước này đã quyết định kể từ ngày 25/10 tới, công dân Nga có thị thực Schengen hợp lệ do các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cấp với mục đích du lịch, thể thao hoặc văn hóa sẽ bị từ chối nhập cảnh CH Séc.
Quy trình sẽ phức tạp hơn hiện tại, nhưng Hungary sẽ tiếp tục cấp thị thực Schengen cho người Nga.
Các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã phản đối hủy bỏ thị thực Schengen đã được cấp cho công dân Nga, vì động thái này có thể nhằm mục đích chính trị.
Từ ngày 18/8, công dân Nga có thị thực Schengen do Estonia cấp sẽ bị cấm nhập cảnh vào quốc gia Baltic này.
Người phát ngôn của Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric ngày 11/8 nêu rõ lập trường của LHQ chống lại sự phân biệt đối xử. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Estonia đã quyết định cấm nhập cảnh đối với công dân Liên bang Nga có thị thực Schengen do nhà chức trách Estonia cấp.
Ngày 1/8, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam thông báo không thể tiếp nhận đơn xin thị thực Schengen đối với hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam cho đến khi có thông báo mới.
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/12 đã công bố kế hoạch cải tổ hướng tới một khu vực Schengen mở cửa biên giới giữa 26 nước thành viên nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, các mối de dọa an ninh và vấn đề người di cư.
Từ tuần tới, Hàn Quốc sẽ dỡ bỏ quy định hạn chế nhập cảnh đối với hành khách đến từ các nước Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Schengen.
Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức thông qua chứng chỉ xanh kỹ thuật số về COVID-19 của châu Âu, một tài liệu ở dạng giấy hoặc kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại khắp EU và khu vực Schengen từ mùa Hè này.
Ngày 2/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch mới nhằm tăng cường vai trò và khả năng thích ứng của mô hình Schengen - khu vực đi lại tự do lớn nhất trên thế giới.