Năm 2024, khu rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil đã chứng kiến số vụ hỏa hoạn cao nhất trong 17 năm qua.
Cái chết của Tanaru, thành viên cuối cùng của một nhóm người bản địa "không liên lạc" tại Amazon, đã khép lại sự tồn tại của dân tộc ông và đặt ra nhiều câu hỏi về quyền lợi của người bản địa cũng như tương lai của vùng đất tổ tiên.
Một nhóm khoa học do tổ chức Bảo tồn quốc tế dẫn đầu, đã thực hiện các nghiên cứu bất ngờ ở rừng Amazon, nơi họ đã phát hiện ra 27 loài sinh vật hoàn toàn mới, bao gồm: các loài động vật có vú, cá, lưỡng cư và bướm.
Ngày 17/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thành phố Manaus, bắt đầu chuyến thăm lịch sử đến rừng Amazon.
Dữ liệu do Chính phủ Brazil mới công bố cho thấy diện tích rừng Amazon bị mất tại nước này đã giảm 30,6% so với năm trước - mức thấp nhất trong 9 năm.
Trong vài tuần qua, Peru hứng chịu số vụ cháy rừng kỷ lục tàn phá các hệ sinh thái của nước này, trong đó các vùng đồng cỏ, rừng khô, khu vực ven biển và rừng Amazon đều bị thiêu rụi.
Ngày 23/9, các chuyên gia nghiên cứu về môi trường cho biết diện tích rừng Amazon bị mất đi do tình trạng phá rừng trong 4 thập kỷ qua hiện đã tương đương với diện tích của 2 nước Đức và Pháp cộng lại, làm gia tăng tình trạng hạn hán và các đám cháy rừng kỷ lục trên khắp khu vực Nam Mỹ.
Dữ liệu từ vệ tinh công bố ngày 14/8 cho thấy kể từ đầu năm đến nay, rừng Amazon ở Brazil đã ghi nhận hơn 37.000 vụ cháy rừng, con số cao nhất trong gần 2 thập kỷ.
Theo số liệu chính thức công bố ngày 7/8, diện tích rừng mưa Amazon bị tàn phá trên lãnh thổ Brazil vào tháng 7 vừa qua đã tăng lần đầu tiên sau 15 tháng.
Dữ liệu vệ tinh công bố ngày 1/7 cho thấy rừng Amazon ở Brazil đã ghi nhận 13.489 vụ cháy rừng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số tồi tệ nhất trong 20 năm qua.
Ngày 17/6, Tổng thống Brazil, ông Luiz Inacio Lula da Silva kêu gọi tăng cường linh hoạt và đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các tổ chức tội phạm đang phá rừng Amazon.
Theo những hình ảnh vệ tinh do Viện Nghiên cứu không gian Brazil (INPE) công bố ngày 2/5, trong 4 tháng đầu năm nay, nước này đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục 17.182 vụ, trong đó hơn một nửa xảy ra ở khu vực rừng Amazon.
Các nhà nghiên cứu vùng rừng Amazon thuộc Brazil đã phát hiện tình trạng ô nhiễm thủy ngân phổ biến ở cộng đồng người da đỏ bản địa Yanomami sinh sống ở các "điểm nóng" khai thác vàng trái phép. Đây là kết quả nghiên cứu công bố ngày 5/4, cảnh báo tác động nghiêm trọng của ô nhiễm thủy ngân đối với sức khỏe.
Trong tháng này, gần 3.000 đám cháy đã xảy ra tại rừng Amazon khu vực thuộc lãnh thổ Brazil. Đây là số vụ cháy rừng cao nhất xảy ra trong mỗi tháng Hai, kể từ khi số liệu này bắt đầu được thống kê từ năm 1999, trong đó tình trạng biến đổi khí hậu được cho là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này.
Ít nhất 12 người đã thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay tại vùng rừng nhiệt đới Amazon của Brazil ngày 29/10. Trong số nạn nhân có 1 trẻ sơ sinh.
1.000 thiết bị bay không người lái đã thắp sáng bầu trời đêm thành phố New York (Mỹ) để kêu gọi bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, vài ngày trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở Manhattan.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 5/9, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva công bố sắc lệnh, trong đó phân định ranh giới của hai khu bảo tồn bản địa mới tại khu vực rừng rậm Amazon.
Viện Nghiên cứu không gian quốc gia của Brazil (INPE) ngày 23/8 cho biết lượng khí thải carbon từ rừng Amazon trong năm 2019 và 2020 đã tăng đáng kể, do các chính sách bảo vệ môi trường thiếu hiệu quả.
Ngày 3/8, các quan chức Brazil cho biết diện tích rừng Amazon trên lãnh thổ nước này bị tàn phá trong tháng 7 vừa qua đã giảm hơn 66% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh nỗ lực của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhằm bảo vệ khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Trong chuyến thăm trung tâm nghiên cứu vũ trụ INPE của Brazil ngày 26/7, Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson đã đề xuất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh giữa hai bên nhằm góp phần theo dõi và ngăn chặn nạn phá rừng nhiệt đới Amazon.