Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF) cho biết, Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới; đồng thời cũng đã và đang định vị mình là một nhân tố quan trọng trong thương mại, sản xuất toàn cầu. Để giữ vững vị trí này, Việt Nam cần đầu tư cho nền kinh tế tri thức.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 13/6, tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nhận định Ấn Độ sẽ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2024, duy trì đà tăng trưởng trong năm ngoái.
“Cần vực dậy và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn”, đó là chia sẻ bên hành lang Quốc hội của đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) khi đề cập đến vấn đề làm thế nào để hỗ trợ thực sự hiệu quả cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Trong bài viết đăng tải trên trang finance.yahoo.com (Mỹ) ngày 4/4, trong năm 2024, tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á sẽ cải thiện và dự báo đạt 4,5%, cao hơn so với mức dự đoán trước đó là 4,2%. Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6.
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2024, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.
Ngày 21/6, trang portfolio-adviser.com (Anh) đăng bài viết nhận định Việt Nam, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, có thể sẽ được thăng hạng từ thị trường cận biên.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo giảm lãi suất điều hành, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ được giảm mạnh và thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn, qua đó hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Với tư cách là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, năng động, có độ mở lớn và đã tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, khi thế giới thay đổi, Việt Nam không thể đứng yên…
Ngày 22/12, Bộ Thương mại Mỹ công bố nền kinh tế tăng trưởng 3,2% trong quý III.
Hãng xe điện Tesla Inc của Mỹ đang đưa ra mức giảm giá 7.500 USD cho mẫu xe điện (EV) Model 3 và Model Y được giao tại Mỹ trong tháng này, giữa bối cảnh xuất hiện những lo ngại rằng nhà sản xuất ô tô này đang phải đối mặt với nhu cầu giảm sút khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và các ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích tiêu thụ EV được duy trì.
Quyết định đến Việt Nam làm việc, ông Masatoshi Edo, Phó Tổng giám đốc tài chính vừa được bổ nhiệm của Prudential Việt Nam, tin rằng những kinh nghiệm của mình trong 30 năm làm bảo hiểm sẽ được phát huy tối đa ở một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Viện An sinh xã hội Mexico mới đây cho biết, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 tháng cuối năm 2021, trong tháng Một năm nay nước này đã tạo ra 142.271 việc làm chính thức, mức kỷ lục ghi nhận trong cùng kỳ.
Trung Quốc đang vật lộn với một nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhưng điều kỳ lạ là đồng tiền của họ lại đang mạnh lên.
Bước vào năm 2021 thành phố Đà Nẵng có muôn vàn khó khăn và theo đó du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nền kinh tế tăng trưởng âm 9,77%, tâm lý người dân lo lắng sau 2 đợt tập trung toàn diện chiến đấu với dịch COVID-19...
Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's Analytics dự đoán nền kinh tế Việt Nam cùng với các nền kinh tế Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tăng tốc nhanh nhất (trên 7%) trong năm 2021.
Trang Asia Times ngày 1/10 đăng bài viết đánh giá rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ nhanh chóng "tái xuất" trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất trên phạm vi toàn cầu.
Theo bài viết mới đây trên trang tin asiatimes.com, Việt Nam sẽ nhanh chóng "tái xuất" trong thời kỳ hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên phạm vi toàn cầu.
Bất chấp những khó khăn, thách thức từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt 7,02%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra – trở thành nước có nền kinh tế tăng trưởng thuộc nhóm hàng đầu khu vực.
Ngày 26/11, Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore đăng bài viết về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, trong đó khẳng định Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chững lại, nhiều chuyên gia nhận định Việt Nam vẫn sẽ có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực ASEAN trong năm nay và còn tiếp tục phát triển trong những năm tới.