Ngày 1/5, đặc phái viên Trung Quốc về vấn đề Bán đảo Triều Tiên - ông Lưu Hiểu Minh đã tới Seoul để tiến hành hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Noh Kyu-duk, giữa lúc căng thẳng kéo dài do các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo Đặc phái viên nước này về các vấn đề an ninh và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, Noh Kyu-duk đã có cuộc điện đàm với Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên, Sung Kim nhằm thảo luận vụ phóng mới nhất của Triều Tiên diễn ra trước đó cùng ngày.
Tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên do Hàn Quốc đề xuất, là cử chỉ mang tính biểu tượng cho thấy Seoul và Washington không muốn sự thù địch với Bình Nhưỡng để Triều Tiên sớm quay trở lại đối thoại. Đây là tuyên bố của ông Noh Kyu-duk, Đặc phái viên của Hàn Quốc về các vấn đề an ninh và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên ngày 25/10.
Ngày 16/10, đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk cho rằng việc tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) có thể mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bị đình trệ với Triều Tiên.
Nga đóng vai trò "quan trọng" trong việc tái khởi động đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên. Đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, ông Noh Kyu-duk đã đưa ra phát biểu trên tại sân bay quốc tế Incheon ngày 13/10 trước khi lên đường tới Moskva gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Igor Morgulov vào ngày 14/10.
Ngày 29/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Triều Tiên của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã có cuộc họp trực tuyến với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Hiểu Minh và thảo luận về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên cũng như những tuyên bố gần đây của Bình Nhưỡng.
Ngày 28/9, đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Sung Kim, thảo luận về vụ phóng tên lửa mới nhất trước đó cùng ngày của Triều Tiên.
Ngày 12/9, đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã khởi hành đến Nhật Bản để tham gia các cuộc hội đàm 3 bên và song phương với những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên. Lần gần đây nhất 3 đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc họp ba bên là tại Seoul vào tháng 6 vừa qua.
Ngày 27/8, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của nước này Noh Kyu-duk sẽ tới Mỹ vào tuần tới để hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Sung Kim về nỗ lực nối lại đối thoại với Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi ngày 2/8 nhằm thảo luận về vấn đề hợp tác trong thúc đẩy hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 23/6, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Mỹ đã nhất trí xem xét chấm dứt diễn đàn tham vấn về chính sách đối với Triều Tiên trong cuộc hội đàm giữa Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim và người đồng cấp Hàn Quốc Noh Kyu-duk.
Ngày 25/3, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc Noh Kyu-duk đã điện đàm với ông quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Sung Kim về các vụ phóng của Triều Tiên, được cho là 2 tên lửa đạn đạo, trước đó cùng ngày.
Theo hãng tin Yonhap, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kyu-duk ngày 4/1 tuyên bố Hàn Quốc không ủng hộ phương án được gọi là "cùng đóng băng", theo đó Triều Tiên đình chỉ hoạt động thử vũ khí đồng thời Mỹ và Hàn Quốc đình chỉ tập trận chung hàng năm.