Ngày 24/10, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xác nhận 2 trong số 4 trường hợp dương tính với virus cúm gia cầm là công nhân trang trại chăn nuôi gia cầm ở bang Washington.
Ngày 10/10, bang California của Mỹ xác nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ tư ở người. Đây là trường hợp từng tiếp xúc với bò sữa nhiễm bệnh.
Ngày 9/10, bang California (bang đông dân nhất nước Mỹ) đã ghi nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ 3 ở người, là một công nhân làm việc trong ngành sữa đã tiếp xúc với gia súc mắc bệnh.
Ngày 3/10, bang California, tiểu bang sản xuất sữa lớn nhất của Mỹ, đã xác nhận 2 trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người tiếp xúc với bò sữa nhiễm bệnh.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa cứu sống một bé trai mắc cúm A/H1 bội nhiễm diễn tiến sốc nhiễm trùng kèm hội chứng suy hô hấp cấp, trên cơ địa béo phì có nguy cơ tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia vừa công bố phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 là một bé gái 6 tuổi trú tại thôn Chamkar Leav, thuộc xã Prey Koki, huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 12/7 thông báo bang Colorado ghi nhận 3 trường hợp nghi nhiễm virus cúm gia cầm H5 ở người.
Ngày 8/7, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người, đưa tổng số ca nhiễm virus từ đầu năm 2024 ở quốc gia Đông Nam Á này lên 7 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, nhà chức trách bang New South Wales ngày 19/6 xác nhận đợt bùng phát chủng cúm gia cầm độc lực cao H7N8 ở khu vực Greater Sydney, sau khi một trang trại gia cầm ở bang này bị cách ly vì phát hiện nhiễm cúm gia cầm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 11/6 thông báo ghi nhận một trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H9N2 ở người tại bang Tây Bengal, miền Đông Ấn Độ.
Ngày 7/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm H5N2, ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên được xác nhận ở người, đã tử vong do nhiều yếu tố và WHO đang tiếp tục điều tra.
Ngày 27/5, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này vừa cứu chữa thành công một bệnh nhi 3 tuổi bị viêm phổi nặng do nhiễm cúm A/H1.
Ngày 22/5, Cơ quan Y tế bang Victoria của Australia ban bố cảnh báo y tế công cộng, trong bối cảnh nước này ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm đầu tiên ở người.
Giới chức y tế liên bang Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa tại 9 bang và ít nhất một nông dân tại trang trại nuôi bò sữa đã nhiễm bệnh.
Trưa 23/3, ông Nguyễn Đình Thoan, Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa xác nhận về việc bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm A/H5 ở tỉnh đã tử vong vào trưa cùng ngày.
Sáng 22/3, bác sỹ Tôn Thất Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Khánh Hòa cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H5. Các trường hợp tiếp xúc với ca nhiễm này có kết quả xét nghiệm âm tính với cúm A/H5.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, các báo cáo về bệnh đường hô hấp hiện đã ở mức "cao" hoặc "rất cao" tại nhiều bang hoặc thành phố lớn của Mỹ, khi bệnh COVID-19 và bệnh cúm có chiều hướng gia tăng mạnh ở nước này.
Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ đầu mối Điều lệ y tế quốc tế (IHR) Campuchia, từ ngày 23/11/2023 đến nay, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Kampot. Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, Campuchia đã ghi nhận 6 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Ngày 27/11, giới chức y tế Anh cho biết đã ghi nhận ca nhiễm cúm lợn đầu tiên ở người.
Ngày 4/11, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga - Rospotrebnadzor - cho biết nước này đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên mắc bệnh cúm Hong Kong.