Mặc dù có nhiều cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho tập đoàn nước ngoài lớn đang đầu tư tại Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy vẫn chưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội này.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, để hướng đến xuất khẩu bền vững, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã "biến" những nông sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu đặc trưng.
Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu qua các thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, sản xuất các mặt hàng truyền thống lại không am hiểu thị trường, thiếu sự chuẩn bị bài bản, dẫn đến gặp nhiều rào cản về các tiêu chí xuất khẩu khắt khe của các nước toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Xin chào Quý vị và các bạn. Đây là bản tin nóng trong nước nghe nhanh sáng ngày 31/1 của báo Tin tức. Bản tin có những nội dung sau: - Khởi tố đối tượng tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.- Bắt khẩn cấp đối tượng có hành vi dâm ô nhiều nam học sinh.- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam “sập bẫy” lừa đảo thương mại quốc tế.- Dự báo giá bán lẻ xăng RON95 tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày 1/2.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam “sập bẫy” lừa đảo thương mại quốc tế; sản xuất hàng tiêu dùng giả, kém chất lượng rồi rao bán trên các sàn thương mại điện tử; ngày càng xuất hiện nhiều hội nhóm lừa đảo trên mạng xã hội với hình thức "thu hồi nợ treo” hay “hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo”…
Tại Hannover Messe - Hội chợ Hàng công nghiệp, công nghệ và công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới đang diễn ra tại thành phố Hannover, bang Niedersachsen của Đức, đã có 12 doanh nghiệp CNTT của Việt Nam tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác lớn trên thế giới tham gia hội chợ.
Trong những năm qua, để phát triển thành công, nhiều doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đã áp dụng các mô hình kinh doanh và hợp tác hay, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, nhờ đó không chỉ giúp người dân có việc làm, tạo thêm thu nhập, mà còn giúp bảo vệ môi trường, được nhân dân cùng chính quyền sở tại ủng hộ và đánh giá cao.
Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành mô hình kinh doanh “bình thường mới” sau đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi đà tăng trưởng ngành kinh tế xuất khẩu và thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Dư địa xuất khẩu sang Anh còn lớn, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng xuất khẩu sang Anh vì lo ngại có nhiều rào cản, tiêu chuẩn cao. Do vậy, cần có những biện pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng chuyển đổi, đáp ứng tiêu chuẩn và mạnh dạn thâm nhập vào thị trường này.
Trung Quốc lâu nay luôn là một thị trường lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa hiểu rõ thị trường Trung Quốc, dẫn đến việc gặp một số khó khăn trong quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa chinh phục thị trường đông dân nhất thế giới này.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul 2022 (Seoul Food 2022) đã khai mạc ngày 7/6 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX), cách thủ đô Seoul khoảng 40 km. Sự kiện do Cơ quan xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) chủ trì và là một trong những triển lãm chuyên ngành thực phẩm nổi tiếng hàng đầu của khu vực châu Á.
Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất tại đất nước này cắt giảm công suất, thiếu hàng hóa cung ứng ra thế giới. Điều này cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi nguồn cung thiếu hụt, giá cả bị đẩy lên cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar ngày 17/12 đã tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Kinh doanh tại Myanmar trong bối cảnh đại dịch COVID-19”, thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện các cơ quan hữu quan nước sở tại cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 23/9, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia và Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) đã ký Biên bản ghi nhớ tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Malaysia với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn cũng như doanh nghiệp Malaysia.
Dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam và thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh nhiều lần nhấn mạnh, trở thành “Doanh nghiệp bền vững” không chỉ là đích đến mà còn là hành trình dài mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực mỗi ngày để thay đổi chính mình, mang lại những điều tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp và cho cộng đồng xã hội.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đưa ra cảnh báo một số hình thức lừa đảo doanh nghiệp Việt tại các khu vực Tây Phi như Nigeria, Cameroon, Togo, Cameroon, Ghana, Sierra Leone, Chad và Libera.
Tại hội nghị “Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi năm 2019”, tổ chức ngày 9/9, ở Hà Nội, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bày tỏ mối quan tâm đến việc phát triển thị trường tiềm năng này, đồng thời chia sẻ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hiệu quả hơn.
Sau khi đã có chỗ đứng tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nuôi dưỡng khát vọng đưa sản phẩm thế mạnh của mình vượt ra khỏi biên giới, chinh phục thị trường nhiều nước.