Tối 7/9, chuyến bay đặc biệt mang số hiệu VN1718 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines khởi hành từ sân bay Vinh đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) lúc 19 giờ 30 phút, chở theo lá gan của người hiến tạng.
Thừa ủy quyền của Bộ Y tế, ngày 7/1, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức cùng Đoàn công tác đã tới nhà bà Phạm Thị Mai (mẹ của người hiến tạng) tại xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu), trao kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” truy tặng anh Nguyễn Hồng Quân (30 tuổi) người đã hiến 4 bộ phận tạng để cứu sống 4 người khác vào cuối tháng 11/2020.
Hiến tạng người thân của mình để cứu người bệnh là hành động mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Thế nhưng, nghĩa cử ấy đang bị không ít người hiểu nhầm là bán tạng người thân lấy tiền. Nỗi oan này một lần nữa như xát muối vào lòng những người vốn đã đau đớn vì mất đi người ruột thịt.
Lần đầu tiên một máy bay không người lái đã vận chuyển thành công quả thận của người hiến tạng tới bệnh viện để cấy ghép.
Một ca ghép thận hi hữu mới đây đã được các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Johns Hokins ở Baltimore, Mỹ, tiến hành, trong đó người được ghép thận và người hiến tạng còn sống đều nhiễm virus HIV.
Trong tháng 12/2018, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép thận từ người hiến tạng chết não cho một bệnh nhi và ca ghép cùng lúc 2 lá phổi cho bệnh nhân ung thư phổi. Như vậy, kể từ ca ghép thận đầu tiên vào năm 1992, đến nay, Việt Nam đã làm chủ được nhiều kỹ thuật ghép tạng quan trọng.
Đã có hàng nghìn người dân tình nguyên xin được hiến tạng sau khi qua đời. Hàng ngàn lá đơn, tấm thẻ đã được viết nên để tiếp nối sự sống cho biết bao người khác… những hành động đẹp đó đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Tuy nhiên thời gian qua cũng có không ít thắc mắc xoay quanh một số chính sách liên quan đến người hiến tạng, nhất là với người hiến tạng khi còn sống.
Chiều 28/3, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ tôn vinh Thiếu tá Lê Hải Ninh (45 tuổi, quê ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), cán bộ thuộc Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, Quân đoàn 1 - người đã hiến tạng cứu 6 người.
Theo luật mới nhất mà chính quyền Pháp thông qua và có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2017, mọi công dân của Pháp đều trở thành người hiến tặng bộ phận cơ thể và mô.
Ngày 25/8, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức lễ vinh danh những người hiến tạng và mừng trường hợp thứ 500 ghép thận tại bệnh viện. Tại buổi lễ, các đại biểu đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ, tri ân những người hiến tạng cứu người và hiến tạng cho khoa học.
Vượt qua tâm lý sợ hãi và nhiều rào cản từ gia đình, xã hội, nhiều người đã tình nguyện hiến tạng sau khi mất đi vì một lý do nào đó, để duy trì sự sống cho những người đang mắc bệnh hiểm nghèo.
PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức trao đổi với Báo Tin tức xung quanh việc tìm giải pháp để sớm có thêm nhiều nguồn tạng từ người cho chết não.
Các bác sĩ Cuba vừa thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên từ một người hiến tạng sống cho một bé gái 2 tuổi.