Theo các chuyên gia địa chất, nguồn tài nguyên nước khoáng, nước nóng ở khu vực Tây nguyên đa dạng nhưng việc đầu tư khai thác sử dụng còn rất hạn chế, chưa đúng với tiềm năng. Để khai thác hiệu quả nguồn nước này cần một giải pháp tổng thể, đồng bộ và có sự liên kết giữa các tỉnh.
Lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều thách thức to lớn trong bối cảnh các hoạt động phát triển có xu hướng ngày một gia tăng, gây áp lực lên nguồn tài nguyên nước và các tài nguyên thiên nhiên liên quan, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến cho vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước, phát triển bền vững gặp nhiều khó khăn.
Trước tình trạng tài nguyên nước đang chịu nhiều tác động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân. Phóng viên TTXVN giới thiệu chùm 3 bài: Quản lý hiệu quả tài nguyên nước để làm rõ hơn vấn đề này.
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề "Nước ngầm" nhằm thu hút sự chú ý đến nguồn tài nguyên nước tiềm ẩn luôn được coi trọng nhưng chưa được công nhận đầy đủ giá trị trong hoạch định chính sách phát triển bền vững. Thông điệp của chủ đề này là khám phá, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm sẽ là việc làm trọng tâm để tồn tại và thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.
Khi hạn hán khắc nghiệt bao trùm California, nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên khan hiếm. Song nạn khai thác trái phép nguồn tài nguyên nước quý giá từ các vòi cứu hoả, sông ngòi, thậm chí cả những hộ gia đình và trang trại nhỏ, đang làm trầm trọng thêm tình hình này.
Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, giờ đây, ở nhiều nơi, người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, điều này đặt ra mối lo ngại về an ninh nguồn nước trong thời gian tới.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830-840 tỷ m3. Tuy vậy, Việt Nam chỉ là quốc gia có nguồn tài nguyên nước trung bình trên thế giới, với nhiều yếu tố không bền vững.
Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Do đó, các giải pháp về bảo vệ các nguồn tài nguyên nước, bảo vệ vùng đất ngập nước cũng như áp dụng các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thông minh, tăng cường tái sử dụng nước thải an toàn để ứng phó với biến đổi khí hậu là những giải pháp mà chủ đề Ngày Nước năm 2020 hướng tới.
Đối với vùng Tây Nguyên, các nhà khoa học đánh giá tài nguyên đất, nước và rừng có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển của toàn vùng, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Do tác động của biến đổi khí hậu, những năm gần đây, tình hình hạn hán trong mùa khô càng kéo dài, gay gắt. Vì vậy, việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững nông nghiệp vùng Tây Nguyên.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý tài nguyên nước đã đạt được một số kết quả tích cực, đáng kể trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Quản lý tài nguyên nước bền vững đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi Việt Nam chủ động được chưa tới 30% nguồn nước, gần 70% còn lại là lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia.
Trên thực tế, các nhà máy thủy điện trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý đang phối hợp với chính quyền địa phương vùng hạ du sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước từ các hồ chứa, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp điện, vừa đảm bảo nhiệm vụ chính trị là cấp nước sinh hoạt và nước phục vụ chống hạn cho ngành nông nghiệp trong mùa khô.
Giữa lúc “vựa lúa” vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang quay quắt, chống chọi hạn, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng thì vấn đề bảo vệ tài nguyên nước lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Việc khai thác nguồn nước ngầm trái phép khiến nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thực hiện chương trình hợp tác cùng khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông Mê Công.