Xuất khẩu dầu thô của Iran đạt mức cao kỷ lục trong hai tháng cuối của năm 2022 bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ, nhờ các đơn hàng xuất sang Trung Quốc và Venezuela.
Ngày 3/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 77 đã thông qua nghị quyết lần thứ 30 lên án lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba. Nghị quyết nhận được 185/193 phiếu ủng hộ.
3 nước Mỹ Latinh trên tố cáo các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong đại dịch COVID đã cản trở nỗ lực "cứu người".
Ngày 19/7, Phó Chủ tịch công ty dược phẩm Cuba BioCubaFarma, bà Tania Urquiza cho biết các lệnh trừng phạt của Mỹ đang gây hại cho ngành dược của quốc đảo này.
Ngày 11/5, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez thông báo rằng Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) sẽ xem xét nghị quyết do Cuba đệ trình lên án các lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ đơn phương áp đặt chống lại đảo quốc Caribe này trong suốt hơn 60 năm qua vào cuối năm nay.
Ngày 21/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định nước này sẽ tiếp tục tố cáo việc Mỹ cấm vận Cuba và sẽ cùng các nước gia tăng áp lực buộc Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện các biện pháp phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính chống lại đảo quốc Caribe này.
Bộ Ngoại giao Iran ngày 8/1 thông báo đàm phán giữa Iran và các bên còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 đang diễn ra tại thủ đô Vienna của Áo tập trung thảo luận các biện pháp dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Mỹ.
Với sự ủng hộ của đại đa số thành viên, ngày 23/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết lần thứ 29 do Cuba đệ trình lên án các lệnh cấm vận thương mại, tài chính và kinh tế của Mỹ đối với Cuba trong suốt hơn 60 năm qua.
Oxfam, liên minh gồm 20 tổ chức từ thiện độc lập hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo toàn cầu, đã công bố báo cáo về tác động từ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, trong đó nhấn mạnh biện pháp này đang ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của các phụ nữ, thiếu niên và trẻ em gái tại đảo quốc Caribe.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 8/12, Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Caribe (Caricom)-Cuba lần thứ 7, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, đã kết thúc với tuyên bố kêu gọi chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện lệnh cấm vận kinh tế, tài chính và thương mại mà Mỹ áp đặt chống Cuba.
Phóng viên TTXVN tại Cuba dẫn tuyên bố của chính phủ nước này ngày 22/10 cho biết việc Mỹ thắt chặt các biện pháp cấm vận đối với La Habana đã gây thiệt hại hơn 5 tỷ USD trong một năm qua, đồng thời làm giảm khả năng đối phó đại dịch COVID-19 ở đảo quốc Caribe này.
Phóng viên TTXVN tại La Habana dẫn thống kê do Bộ Y tế Cuba (MINSAP) công bố ngày 17/9 cho biết trong giai đoạn từ tháng 4/2019 tới tháng 3/2020, chính sách bao vây, cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đã gây thiệt hại hơn 160 triệu USD cho ngành y tế của đảo quốc Caribe này.
Phó Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc Victor Zhang ngày 8/7 cho biết các lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào tập đoàn này chưa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng Huawei cung cấp các trang thiết bị mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) cho Anh.
Đây là động thái mới nhất của Mỹ để truy lùng các mạng lưới vận tải đường biển giúp Iran lách lệnh cấm vận của Mỹ.
Chính quyền của Thủ tướng Angel Merkel đang hối thúc EU có biện pháp đối phó thống nhất trước các lệnh cấm vận của Mỹ có thể khiến các công ty, ngân hàng EU lo sợ.
Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ngày 7/11 đã lên án lệnh cấm vận kéo dài gần 60 năm của Mỹ đối với Cuba và ra nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận này thông qua bỏ phiếu với sự đồng thuận áp đảo 187/3.
Bộ trưởng Du lịch Cuba Manuel Marrero ngày 16/8 thông báo kể từ đầu năm tới nay, đảo quốc Caribe đã đón tổng cộng 3 triệu du khách quốc tế.
Ngày 13/8, Lực lượng Vũ trang Venezuela đã lên tiếng bác bỏ về khả năng xảy ra đảo chính hay chuyển đổi trong chính phủ quốc gia Nam Mỹ này, đồng thời chỉ trích phe đối lập đã hô hào lệnh cấm vận của Mỹ chống quốc gia giàu dầu mỏ này.
Chính phủ Venezuela ngày 6/8 đã đề nghị Liên hợp quốc đưa ra phản ứng trước việc chính quyền Mỹ công bố các quyết định trừng phạt liên tiếp nhằm vào chính quyền Caracas và trên hết là nhân dân nước Nam Mỹ này.
Trong khi Mỹ tìm cách kìm hãm Huawei ở phương Tây với lý do lo ngại về an ninh, "ông lớn" công nghệ Trung Quốc này đã chuyển hướng sang châu Phi để tăng cường vị thế.