Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực với các Tập đoàn Excelerate, Lockheed Martin, Space X và Google của Hoa Kỳ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, tiếp tục chương trình công tác tại Mỹ, ngày 20/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các tập đoàn Excelerate Energy, Lockheed Martin, Space X và Google.
Nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin khẳng định một trong những tiêm kích F-35 của họ đã gửi được dữ liệu từ Texas (Mỹ) đến một căn cứ quân sự cách đó hơn 8.000 km ở Đan Mạch. Lockheed Martin gọi sự kiện này là cột mốc.
Thành tựu mang tính bước ngoặt này là kết quả của sự hợp tác chiến lược giữa Lockheed Martin với Cơ quan Quản lý Công nghiệp Quốc phòng (GAMI) và tập đoàn công nghiệp AIC Steel của Saudi Arabia.
Nhà sản xuất Lockheed Martin chỉ có thể sản xuất khoảng 500 quả tên lửa cho hệ thống Patriot mỗi năm, một số lượng ít đến mức sẽ không đủ dù tất cả chúng được phân bổ cho Ukraine.
Lockheed Martin vừa giới thiệu mẫu tên lửa hành trình CMMT với chi phí cạnh tranh chỉ 150.000 USD. Với tầm bắn hơn 800 km và thiết kế module linh hoạt, loại vũ khí này có thể triển khai từ nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Nếu được Bộ Quốc Phòng Mỹ phê duyệt, Lockheed Martin dự kiến sản xuất 2.500 tên lửa mỗi năm, mở ra một bước tiến lớn trong lĩnh vực quân sự với công nghệ tối ưu chi phí.
Ngày 3/3, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Lockheed Martin thông báo sẽ sớm công bố mẫu tên lửa hành trình mới với giá thành phải chăng, mang tên Common Multi-Mission Truck (CMMT).
Ngày 15/8, Lầu Năm Góc cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ trị giá 5 tỷ USD, bán khoảng 600 tên lửa Patriot PAC-3 MSE và các thiết bị liên quan cho Đức. Nhà thầu chính là công ty quốc phòng Lockheed Martin ở Dallas, bang Texas.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 18/7, Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Mỹ (DSCA) thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã ủng hộ khả năng bán tên lửa Hellfire và các loại vũ khí khác trị giá 138,26 triệu USD cho CH Séc. Số vũ khí này do Lockheed Martin và BAE Systems cung cấp.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 4/6, Israel thông báo đã ký một thỏa thuận trị giá 3 tỷ USD về việc mua 25 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.
Ngày 9/4, Lực lượng Không gian Mỹ và liên doanh Boeing-Lockheed đã phóng một vệ tinh do thám quân sự lên quỹ đạo bằng tên lửa hạng nặng Delta IV. Đây là sứ mệnh cuối cùng của dòng tên lửa được chế tạo từ đầu những năm 1960 này.
Ngày 27/12, hãng tin Yonhap dẫn thông báo của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc cho biết nước này đã ký hợp đồng mua thêm 20 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A do Tập đoàn chế tạo vũ khí Lockheed Marin (Mỹ) sản xuất.
Chi phí sản xuất máy bay chiến đấu tấn công F-35 Lockheed Martin của lực lượng vũ trang Mỹ tiếp tục tăng ngoài tầm kiểm soát ít nhất 44 tỷ USD khi những vấn đề mới xuất hiện mà không có giải pháp nào được đưa ra.
Ngày 26/9, Bộ Quốc phòng Romania cho biết nước này đang lên kế hoạch mua 32 máy bay chiến đấu F-35 thế hệ mới nhất của tập đoàn chế tạo trang thiết bị quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ) với giá 6,5 tỷ USD.
Đoạn video từ quân đội Na Uy cho thấy một cặp máy bay chiến đấu F-35A Lockheed Martin lần đầu đã hạ cánh và tiếp nhiên liệu trên đường cao tốc, giúp tăng cao khả năng sống sót nếu xung đột xảy ra.
Ba Lan đã phê duyệt kế hoạch mua thêm 486 bệ phóng hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), với hy vọng có thể bắt đầu sản xuất trong nước từ cuối năm 2025 dưới hình thức liên doanh với nhà thầu quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.
Bộ Quốc phòng Indonesia ngày 23/8 cho biết đã ký thỏa thuận mua 24 máy bay trực thăng vận tải từ tập đoàn chế tạo vũ khí Lockheed Martin của Mỹ nhằm tăng cường lực lượng không quân.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 6/7, Lực lượng Không quân Indonesia đã tiếp nhận máy bay C-130J Super Hercules thứ hai trong tổng số 5 máy bay đặt mua từ công ty quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ.
Israel sẽ mua thêm hàng chục tiêm kích F-35 từ tập đoàn Mỹ Lockheed Martin với kinh phí được trích từ viện trợ quân sự của Washington.
Lầu Năm Góc ngày 28/6 xác nhận Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua thương vụ tiềm năng trị giá 15 tỷ USD cung cấp Hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng không và tên lửa tích hợp (IBCS) cùng các thiết bị có liên quan cho Ba Lan. Hai nhà thầu chính trong thương vụ tiềm năng này bao gồm Raytheon Corp và Lockheed-Martin.