Ngày 11/12, một báo cáo từ Văn phòng Liên hợp quốc về ma túy và tội phạm (UNODC) cho biết nạn buôn người trên toàn cầu đã tăng mạnh do tác động của xung đột, thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu và các khủng hoảng toàn cầu khác.
LHQ ngày 10/12 cảnh báo có khoảng 10.000 người Sudan phải rời bỏ nhà cửa mỗi ngày để lánh nạn sang Nam Sudan.
Ngày 4/12, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo trận hạn hán lịch sử diễn ra ở khu vực phía Nam châu Phi đang đe dọa trực tiếp đến nguồn lương thực của 26 triệu người dân nơi đây.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres lo ngại những nguy cơ từ mìn sát thương vẫn đang tồn tại, khi một số quốc gia vốn đã tham gia Công ước cấm mìn sát thương (Công ước Ottawa) nhưng vẫn tiếp tục sử dụng loại mìn này.
Ngày 18/11, các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) đưa ra cảnh báo có tới gần 60% dân số Nam Sudan sẽ bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong năm 2025. Những người tị nạn hồi hương và trẻ nhỏ có nguy cơ cao nhất đối mặt với nghèo đói và suy dinh dưỡng.
Biến đổi khí hậu đang góp phần làm gia tăng số người phải rời bỏ nhà cửa trên toàn cầu, đồng thời làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng người di cư – vốn ở mức nghiêm trọng.
Ngày 24/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo nhân loại sẽ "phải trả giá khủng khiếp" vì không hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu, trong khi thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.
Ngày 17/10, Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kép: nghèo đói cùng cực trở lại sau 20 năm và khoảng cách bất bình đẳng ngày càng nới rộng.
Ngày 15/10, giới chức Liên hợp quốc nhận định Dải Gaza, vùng đất bị xung đột tàn phá, dường như đang phải đối mặt với những hạn chế khắt khe nhất về viện trợ kể từ khi xung đột Israel - Hamas bắt đầu cách đây hơn 1 năm, đặc biệt tác động nghiêm trọng đối với trẻ em.
Tình hình tiếp tục trở nên căng thẳng và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, khi các bên đều duy trì lập trường cứng rắn và không có giải pháp hòa bình nào được đưa ra.
Trong tuyên bố tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York ngày 8/10, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo Liban đang "trên bờ vực của cuộc chiến tranh toàn diện". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng mặc dù tình hình hiện tại đang rất căng thẳng, nhưng vẫn còn cơ hội để ngăn chặn những hậu quả thảm khốc có thể xảy ra.
Ngày 2/10, ông Philippe Lazzarini, người đứng đầu Cơ quan Cứu trợ của Liên hợp quốc (LHQ) dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), cảnh báo nạn đói đang lan rộng tại Gaza trong bối cảnh xung đột tiếp diễn.
Nhân Ngày Quốc tế loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân lần thứ 10, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm túc tại khóa họp thứ 79 Đại hội đồng LHQ về tình trạng căng thẳng toàn cầu gia tăng và nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tái diễn.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra "thủy triều ác tính" đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên toàn cầu.
Ngày 19/9, các chuyên gia của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo rằng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không nên chỉ chịu sự chi phối của thị trường mà cần có cơ chế kiểm soát quốc tế hiệu quả hơn, đồng thời kêu gọi tạo ra các công cụ thúc đẩy hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực này.
Ngày 11/9, trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) Abdul Hakim Elwaer cảnh báo tình hình an ninh lương thực tại Sudan, bị ảnh hưởng do cuộc xung đột đang diễn ra và tình hình mưa lũ nghiêm trọng ở nhiều địa phương, đòi hỏi quốc tế phải có hành động khẩn cấp.
Ngày 22/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo một số vùng lãnh thổ tại Thái Bình Dương đang đối mặt với nguy cơ "hủy diệt" từ bão, các đợt nắng nóng, mực nước biển dâng - vốn chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Đặc phái viên Liên hợp quốc về Yemen Hans Grundberg ngày 23/7 cảnh báo những diễn biến gần đây ở Biển Đỏ và các tuyến đường thủy xung quanh cho thấy mối đe dọa từ lực lượng Houthi ở Yemen đối với hoạt động vận tải quốc tế đang ngày càng tăng.
Ngày 15/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đưa ra cảnh báo trong một cuộc khảo sát sơ bộ rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Sudan đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đã nghiêm trọng ở Nam Sudan đối với người tị nạn cũng như cộng đồng tiếp nhận.
Ngày 26/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cảnh báo tình trạng "vũ khí hóa" các lĩnh vực và công nghệ mới, đồng thời kêu gọi sử dụng các tiến bộ công nghệ một cách hòa bình và có trách nhiệm.