Theo phóng viên TTXVN tại New York, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 22/1 hoan nghênh ý định của Mỹ muốn gia hạn Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), đồng thời khuyến khích hai bên tham gia hiệp ước gồm Mỹ và Nga sớm hoàn tất các bước cần thiết để có thể bắt đầu đàm phán về các biện pháp kiểm soát vũ khí mới.
Ngày 15/1, Đức bày tỏ lấy làm tiếc về việc Nga thông báo chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, cho rằng đây là bước thụt lùi lớn đối với cấu trúc kiểm soát vũ khí toàn cầu và có những tác động rất cụ thể đối với an ninh và lòng tin ở Bắc Bán cầu.
Năm 1988, vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Thượng nghị sĩ Joe Biden đến thăm Liên Xô đàm phán về kiểm soát vũ khí. Ở thời điểm đó, ông Biden cảm thấy khá thoải mái và mời một vị khách đặc biệt vào phòng họp, đó là cậu con trai tuổi thiếu niên của ông.
Ngày 23/11, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, đồng thời cho rằng hành động này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các nỗ lực kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Bước tiến trong đàm phán gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược Mới (START Mới hay START-3) sẽ tạo cho hai bên có thêm thời gian để hướng đến một thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố là sẽ bao gồm cả Trung Quốc.
Theo thông tin độc quyền được tờ Wall Street Journal công bố ngày 5/10, các nhà đàm phán Nga và Mỹ cùng ngày đã đạt được tiến triển về một khung hiệp định mới quy định cứng, “đóng băng” kho hạt nhân của mỗi bên, đề ra những thông số cho một hiệp ước chi tiết mới dự kiến được thảo luận trong năm tới.
Ngày 21/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định tuyên bố của Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea rằng Washington đưa ra cho Moskva "những điều kiện mới" để gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) là mang tính "tối hậu thư".
Ngày 22/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Mỹ đã rút lại đề xuất đưa Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán về cắt giảm vũ khí, song lại đặt ra các điều kiện khác khiến cuộc đàm phán về Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) tiếp tục bế tắc.
Ngày 18/8, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề kiểm soát vũ khí - ông Marshall Billingslea tuyên bố Mỹ sẵn sàng xem xét gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START - phía Nga gọi là START-3) dự kiến hết hạn vào tháng 2/2021 nếu vấn đề Nga tăng cường các vũ khí hạt nhân bên ngoài hiệp ước được giải quyết.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 5/8 thông báo nước này và Nga gần đây đã đạt được tiến triển trong vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân, đồng thời bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ quyết định tham gia vào những cuộc thảo luận này.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/7 ra thông cáo báo chí cho biết phái đoàn của Nga và Mỹ sẽ gặp nhau tại Vienna (Áo) từ 28 - 30/7 để họp nhóm công tác về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Phóng viên TTXVN tại Moskva (Nga) dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này cho biết Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã thông báo với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị về tiến trình đối thoại với Mỹ trong vấn đề kiểm soát vũ khí.
Ngày 9/7, Mỹ tiếp tục ngỏ lời mời Bắc Kinh tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí, nhấn mạnh Washington nhìn thấy cơ hội cùng Bắc Kinh thúc đẩy các cuộc đàm phán ba bên với Nga về vấn đề này dù vẫn còn tồn tại những bất đồng lớn.
Ngày 24/6, Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, Marshall Billingslea, cho biết nước này sẵn sàng gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (New START) trong một số trường hợp đặc biệt.
Cuộc họp của các nhà đàm phán Nga - Mỹ về ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí kết thúc ngày 23/6 tại thủ đô Vienna của Áo với thỏa thuận thành lập các nhóm công tác để bàn thảo chi tiết về những vấn đề liên quan, trong đó có số phận của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới hay START-3).
Đàm phán Nga - Mỹ về ổn định chiến lược kéo đã kết thúc tại Vienna (Áo) ngày 22/6 sau 10 giờ đàm phán.
Đàm phán vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga bắt đầu tại Vienna (Áo) ngày 22/6 với việc đặc phái viên hai nước đưa ra phát biểu thận trọng trước cuộc gặp.
Các cường quốc hạt nhân đang tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí của mình. Đây là thông tin được các nhà nghiên cứu đưa ra, đồng thời cảnh báo các căng thẳng đang gia tăng và triển vọng kiểm soát vũ khí vẫn rất ảm đạm.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 15/6 cho rằng việc Mỹ có kế hoạch dỡ bỏ hạn chế đối với các máy bay không người lái tấn công hạng nặng sẽ là đòn mạnh giáng vào thỏa thuận kiểm soát vũ khí năm 1987 về xuất khẩu công nghệ tên lửa.
Ngày 8/6, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea thông báo Mỹ và Nga đã đạt thỏa thuận về thời gian và địa điểm tổ chức đàm phán kiểm soát vũ khí hạt nhân ngay trong tháng này.