Sáng 28/11, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua khảo sát hệ miễn dịch cộng đồng từ 839 mẫu huyết thanh của người dân TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy có 98,7% người dân có kháng thể với COVID-19. Tỉ lệ người dân có kháng thể chống COVID-19 và phân bố nồng độ của kháng thể này theo các lứa tuổi khác nhau.
Ngày 15/9, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng 2 liệu pháp kháng thể chống COVID-19 cùng một lúc ở các bệnh nhân mắc bệnh này, đảo ngược các khuyến nghị trước đó ủng hộ giải pháp từng được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh này.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, một cuộc khảo sát huyết thanh được thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12/2021 cho thấy 86,6% người Indonesia trên 1 tuổi có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ngày 17/3, Công ty công nghệ sinh học Orbis Diagnostics của New Zealand thông báo đã hợp tác với Green Cross Health, doanh nghiệp sở hữu chuỗi hiệu thuốc Unichem and Life, để thử nghiệm cung cấp thiết bị kiểm tra mức độ miễn dịch trước COVID-19 trên diện rộng.
Theo kết quả một nghiên cứu do hai bệnh viện ở miền Tây Nam Nhật Bản thực hiện và công bố mới đây, những người sốt sau khi tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19 sẽ có lượng kháng thể nhiều hơn những người không có phản ứng này.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) vừa công bố kết quả nghiên cứu ban đầu về hiệu quả và tác dụng phụ của việc tiêm mũi tăng cường bằng một loại vaccine khác với vaccine đã sử dụng để tiêm hai mũi đầu tiên.
Luyện tập thể dục với cường độ nhẹ đến vừa trong vòng 90 phút sau khi tiêm vaccine phòng cúm hay vaccine ngừa COVID-19 và sau đó duy trì cường độ và thời lượng luyện tập như trên có thể giúp tạo ra lượng kháng thể trong 4 tuần sau tiêm nhiều hơn so với những người ngồi một chỗ hoặc làm các công việc thường ngày.
Ngày 18/11, hãng dược phẩm AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) cho biết thuốc kháng thể chống COVID-19 dạng tiêm mang tên Evusheld của hãng này cho hiệu quả bảo vệ lên đến 83% trong vòng 6 tháng.
Dữ liệu công bố ngày 30/3 của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho thấy hơn 50% dân số Anh đã có kháng thể chống COVID-19.
Trẻ em dưới 10 tuổi tạo ra nhiều kháng thể chống COVID-19 hơn so với thanh thiếu niên và người trưởng thành, một nghiên cứu cho biết hôm 22/3.
Một người phụ nữ ở Florida (Mỹ), từng tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 lúc mang thai, vừa hạ sinh em bé đầu tiên được biết đến có sẵn kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 ngay khi chào đời.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, một nhóm các nhà khoa học nước này đã tìm ra 5 kháng thể có thể ngăn chặn sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thử nghiệm trên người đối với kháng thể đầu tiên AOD01 có thể sẽ được tiến hành trong vài tháng tới.