Chính phủ Hàn Quốc ngày 3/4 đã cho phép các trung tâm y tế cộng đồng cung cấp dịch vụ khám bệnh từ xa thông qua các cuộc hẹn qua video hoặc điện thoại. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh làn sóng đình công của các bác sĩ tập sự trong hơn 6 tuần qua đang làm gián đoạn dịch vụ y tế công cộng tại các bệnh viện lớn.
Mở phòng cấp cứu quân y, mở rộng hoàn toàn dịch vụ khám bệnh từ xa là những phương án chính phủ Hàn Quốc triển khai trong trường hợp làn sóng nghỉ việc đồng loạt của bác sĩ thực tập ảnh hưởng đến hệ thống y tế.
Kim Jin-woo (27 tuổi) mắc COVID-19 và tự hồi phục tại nhà. Anh muốn gặp bác sĩ khi các triệu chứng không thuyên giảm nhưng bệnh viện gần nhất đã kín lịch. Do vậy, Kim Jin-woo quyết định sử dụng điện thoại để có thể trao đổi với bác sĩ.
Amazon ngày 8/2 thông báo dịch vụ khám bệnh từ xa đã hiện diện trên khắp nước Mỹ, khi tập đoàn công nghệ này mở rộng hoạt động ngoài thương mại điện tử.
Các công nghệ tiên tiến như 5G, dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp cải thiện đáng kể chất lượng chăm sóc y tế tại các bệnh viện và đặc biệt nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các vùng sâu vùng xa của Trung Quốc, thông qua hình thức khám bệnh từ xa.
Việc chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân trong dự án này bao gồm việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thông qua hệ thống khám bệnh từ xa. Các thiết bị y tế cần thiết và bữa ăn miễn phí hàng ngày sẽ được giao đến tận nhà cho bệnh nhân.
Những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc từ JD.com đến Alibaba đều tăng cường đầu tư vào lĩnh vực khám bệnh qua điện thoại (telemedicine) đang phát triển nhanh chóng này.
Đề án khám bệnh từ xa rất thiết thực cho người dân, cho bệnh viện tuyến dưới, tuy nhiên việc thực hiện đề án sẽ gặp khó khăn về hành lang pháp lý, cơ sở vật chất trang thiết bị, cũng như cơ chế tài chính cho các chuyên gia tham gia hội chẩn.
Ngày 3/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh cho phép mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ khám bệnh từ xa đối với 57 triệu người Mỹ - trong đó đa số sống tại khu vực nông thôn nghèo.