Tờ Financial Times ngày 17/6 đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẵn sàng cung cấp thêm dầu từ kho dự trữ chiến lược của nước này để ngăn chặn tình trạng tăng giá xăng vào mùa hè này.
Ngày 21/5, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sẽ bán 1 triệu thùng xăng trong kho dự trữ chiến lược nhỏ ở khu vực Đông Bắc, mở đường cho việc đóng cửa kho này.
Giá dầu đi lên trong chiều 2/5, phục hồi sau ba ngày giảm trước đó nhờ kỳ vọng giá thấp hơn có thể thúc đẩy Mỹ bắt đầu mua vào để bổ sung Kho dự trữ chiến lược.
Bộ Năng lượng Mỹ ngày 14/3 thông báo nước này đang tìm cách mua 3 triệu thùng dầu cho Kho Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR), trong bối cảnh một địa điểm lưu trữ tạm ngừng để bảo trì đã làm giảm tốc độ bổ sung kho dự trữ.
Giá dầu kéo dài đà tăng trên thị trường châu Á trong sáng 11/12 nhờ nỗ lực bổ sung Kho Dự trữ Chiến lược của Mỹ, dù nỗi lo dư cung và tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu yếu trong năm tới vẫn tiếp diễn.
Ngày 20/7, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua sửa đổi dự luật quốc phòng hằng năm, theo đó bổ sung nội dung cấm bán dầu từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của Mỹ cho Trung Quốc.
Giá dầu đi ngang trên thị trường châu Á trong phiên chiều 16/5, sau khi số liệu kinh tế yếu hơn dự đoán từ Trung Quốc đã phủ bóng triển vọng nhu cầu của nước này, nhưng kế hoạch bổ sung dầu cho Kho dự trữ chiến lược (SPR) của Mỹ đã giúp củng cố giá dầu.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ngừng rút dầu thô từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, trong bối cảnh chính phủ cố gắng củng cố lại kho dự trữ quốc gia sau khi đã rút hơn 200 triệu thùng trong 14 tháng qua để bơm ra thị trường nhằm duy trì mức giá nhiên liệu thấp đáp ứng nhu cầu của người dân nước này.
Theo hãng tin AP, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát ngày 12/1 đã bỏ phiếu thông qua dự luật cấm bán dầu từ kho dự trự dầu mỏ chiến lược của Mỹ cho Trung Quốc.
Ngày 21/12, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ hỗ trợ các bang thuốc kê đơn điều trị cúm từ Kho dự trữ chiến lược quốc gia, trong bối cảnh số người mắc cúm tiếp tục tăng cao, gây quá tải hệ thống y tế.
Quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) không duy trì được đà hồi phục của giá dầu thô quá lâu, bởi những lo ngại về triển vọng tiêu thụ một lần nữa lại đẩy giá dầu xuống mức thấp hơn.
Trong nỗ lực mới nhất nhằm giải quyết tình trạng giá năng lượng cao, ngày 19/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ xả 15 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược của nước này và sẽ xả thêm nếu cần.
Theo hãng tin Bloomberg, Mỹ có kế hoạch xuất thêm 10 - 15 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của nước này nhằm cân bằng thị trường và ổn định giá xăng trong nước. Mặt khác, Nhà Trắng cũng có kế hoạch bổ sung kho dự trữ nêu trên.
Trang Dailymail ngày 5/10 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ra lệnh xuất thêm dầu từ Kho dữ trự dầu mỏ chiến lược (SPR) trong bối cảnh giá khí đốt đang gia tăng và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) thông báo thực hiện đợt cắt giảm sản lượng lớn nhất trong hơn 2 năm qua.
Ngày 26/7, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này sẽ bán thêm 20 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) nhằm làm hạ giá xăng dầu.
Ngày 8/4, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết nước này sẽ xuất thêm 7,23 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược, ngoài 4,42 triệu thùng dầu đã cam kết trước đó, để giúp hạ nhiệt giá năng lượng trong bối cảnh xung đột Nga- Ukraine tiếp diễn.
Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch 7/4, sau khi chạm mức thấp nhất ba tuần vào phiên trước đó giữa bối cảnh các nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu nhất trí giải phóng lượng lớn dầu từ kho dự trữ chiến lược do lo ngại về nguy cơ thắt chặt nguồn cung “phủ bóng đen” lên thị trường năng lượng toàn cầu.
Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sáng 4/4 do các nhà đầu tư chú ý đến việc các nước tiêu thụ dầu mỏ phối hợp mở kho dự trữ chiến lược để tăng thêm nguồn cung cho thị trường.
Giá dầu đã giảm hơn 5 USD/thùng chỉ trong vài phút, sau khi có thông tin cho rằng Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc giải phóng khoảng 1 triệu thùng/ngày khỏi kho dự trữ chiến lược trong vài tháng.
Giới chuyên gia cảnh báo rằng giá dầu tăng vọt do xung đột Nga-Ukraine là một lời cảnh tỉnh đối với an ninh năng lượng của Trung Quốc.