Vụ khủng bố đẫm máu tại Kashmir khiến Ấn Độ - Pakistan lao vào cuộc đối đầu căng thẳng nhất thập kỷ. Trong khi New Delhi muốn EU gia tăng sức ép, Islamabad lại kỳ vọng EU làm “trọng tài hòa giải”. Liệu EU có thể giữ thăng bằng giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân ở Nam Á?
Ngày 15/5, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã đưa ra lời đề nghị đàm phán với Ấn Độ, nói rằng Islamabad sẵn sàng tham gia đàm phán "vì hòa bình".
Khi tên lửa đất đối không của Ấn Độ hướng về các căn cứ chiến lược của Pakistan, cuộc điện thoại đầu tiên từ phía Mỹ đã vang lên tại Islamabad, khởi đầu cho chuỗi đàm phán kéo dài suốt 8 giờ, với mục tiêu duy nhất: ngăn chặn chiến tranh.
Ngày 7/5, Bộ Ngoại giao Pakistan đã triệu Đại biện Ấn Độ tại Islamabad sau khi New Delhi tiến hành nhiều đợt tập kích nhằm vào lực lượng khủng bố trong lãnh thổ Pakistan.
Theo hãng tin Reuters, sáng ngày 7/5, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif cho biết Islamabad đang đáp trả các cuộc tấn công của Ấn Độ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng các cuộc đụng độ giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và Pakistan sẽ “kết thúc rất nhanh chóng”, sau khi lực lượng Ấn Độ tiến hành các cuộc tấn công quân sự và Islamabad tuyên bố sẽ trả đũa.
Ấn Độ đã tấn công chín địa điểm tại Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát vào rạng sáng 7/5 khiến ít nhất ba người thiệt mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif cho biết Islamabad đã đặt các lực lượng vào tình trạng báo động cao, nhưng chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân “nếu có mối đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của chúng tôi”.
Giữa lúc căng thẳng Pakistan - Ấn Độ, Trung Quốc bất ngờ chuyển giao tên lửa không đối không tầm xa PL-15 cho Pakistan. Động thái này không chỉ củng cố sức mạnh không quân Islamabad mà còn ẩn chứa toan tính chiến lược của Bắc Kinh.
Ngày 24/12, một chuyến bay của Hãng hàng không quốc tế Pakistan (PIA) trên đường từ thành phố cảng Karachi ở miền Nam Pakistan đến Islamabad đã phải hạ cánh khẩn cấp ngay sau khi cất cánh do sự cố kỹ thuật.
Cuộc họp lần thứ 23 của Hội đồng các nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) 2024 đã khép lại tại thủ đô Islamabad của Pakistan với các cam kết được nêu bật trong chủ đề “Tăng cường đối thoại đa phương; Phấn đấu hướng tới hòa bình và thịnh vượng bền vững”.
Ngày 5/10, Bộ trưởng Nội vụ Mohsin Naqvi cho biết trên 80 cảnh sát đã bị thương trong các cuộc đụng độ với những người ủng hộ cựu Thủ tướng Imran Khan đang tham gia cuộc tuần hành gần thủ đô Islamabad.
Tối 30/8, tại thủ đô Islamabad, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2024).
Ngày 17/7, Bộ Ngoại giao Pakistan đã triệu Phó đại diện phái đoàn ngoại giao của chính quyền Afghanistan, hiện do lực lượng Taliban nắm quyền, để yêu cầu chính quyền Taliban ngăn chặn các nhóm chiến binh mà Islamabad cho là đang ẩn nấp ở nước láng giềng và đã thực hiện vụ tấn công căn cứ quân sự nước này trước đó 2 ngày.
Ngày 22/4, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã tới thủ đô Islamabad, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày tại Pakistan, nhằm củng cố hơn nữa quan hệ song phương.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, ngày 1/4, Tòa Thượng thẩm Islamabad của Pakistan đã chấp nhận đơn kháng cáo của cựu Thủ tướng Imran Khan về tội tham nhũng và đình chỉ bản án 14 năm tù đối với ông.
Sau các cuộc tấn công nêu trên, hai bên đều lên tiếng phản đối nhau, đồng thời những động thái ngoại giao cụ thể. Với Pakistan là việc nước này triệu đại sứ tại Tehran về nước và cấm phái viên của Iran trở lại Islamabad. Về phía Iran là việc triệu đại biện lâm thời của Pakistan tới Bộ Ngoại giao để giải thích.
Pakistan đã triệu hồi Đại sứ nước này tại Iran và không cho phép phái đoàn ngoại giao Tehran trở lại Islamabad để bày tỏ phản đối việc Iran thực hiện cuộc không kích ở miền Tây nước này.
Ngày 29/11, Tòa án cấp cao Islamabad đã lật lại bản án về tội tham nhũng đối với cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, diễn biến được xem là có thể loại bỏ một trong những trở ngại để ông có đủ điều kiện tham gia cuộc bầu cử vào tháng 2 năm sau.
Ngày 13/11, Đại sứ quán Afghanistan ở Islamabad thông báo quyền Bộ trưởng Thương mại của chính quyền Taliban ở Afghanistan, ông Haji Nooruddin Azizi đã gặp quyền Ngoại trưởng Pakistan, ông Jalil Abbas Jilani, để thảo luận về thương mại và cách giúp hàng nghìn công dân Afghanistan bị Pakistan trục xuất có thể lấy lại tiền bạc và các tài sản của họ.