Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
Cơ quan Vũ trụ quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết nước này vừa phóng vệ tinh mới phục vụ công tác đo độ mặn đại dương, đánh dấu bước tiến quan trọng trong khả năng dự báo và theo dõi hệ sinh thái biển.
Sau hơn 1,5 năm thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang của tỉnh Khánh Hòa, đến nay bước đầu đã có những chuyển biến đáng kể.
Nằm trọn trong Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận là một trong những khu vực có hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú bậc nhất Việt Nam.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái khác nhau gồm núi, rừng nhiệt đới, núi đá vôi/khoáng, hệ sinh thái biển và ven biển; hơn 100 loài chim và hơn 10% các loài thực vật của Việt Nam có tính đặc hữu.
Với hàng chục nghìn km đường biển, Ấn Độ là địa điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch. Tuy nhiên, những hoạt động đó lại gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển. Và điều này có thể khiến giấc mơ về nền kinh tế xanh của Ấn Độ ngày càng xa vời...
Hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đang đe dọa hệ sinh thái biển và đại dương, cũng như đa dạng sinh học, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế bền vững của các cộng đồng ven biển và làm xói mòn tương lai lâu dài của nền kinh tế toàn cầu và an ninh lương thực.
Ngày 18/8, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo mực nước biển phía Tây và Nam Thái Bình Dương dâng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, đe dọa đến các hòn đảo ở vùng trũng trong khi các hệ sinh thái biển đang bị nắng nóng tàn phá.
Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế thuộc Liên hợp quốc đang thảo luận về khai khoáng biển sâu. Phương pháp này có thể giúp khai thác khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh nhưng cũng tăng thêm lo lắng về tác động tiềm ẩn đối với hệ sinh thái biển.
Quản lý khai thác và phát triển bền vững ngành thủy sản vì lợi ích của người dân, của quốc gia; nâng cao vị thế, hình ảnh, trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế trong bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển bền vững; góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Các tổ chức nghiên cứu khoa học của Cuba và Mỹ ngày 28/2 đã ký một biên bản ghi nhớ về việc bảo tồn hệ sinh thái biển và ven biển.
Ngày 25/10, tại Hà Nội, lễ trao Giải báo chí về “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” lần thứ 2 và trao giải Cuộc thi ảnh khu vực ASEAN “Ô nhiễm trắng và những tác động đến hệ sinh thái biển” đã được tổ chức để vinh danh các tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất.
Tối 13/10, tại Hà Nội, Hội nghị Liên chính phủ lần thứ 25, phần thứ hai của Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á (IGM-25.2) do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã kết thúc với sự thống nhất chung của các quốc gia thành viên cần hành động khẩn cấp, tìm ra các giải pháp hữu hiệu và thực hiện để đối phó với ô nhiễm nhựa; các thách thức khác đối với hệ sinh thái biển và ven biển hiện nay và trong tương lai.
Chiều 19/8, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp, nghe báo cáo kế hoạch thực hiện giải pháp tổng thể nhằm phục hồi hệ sinh thái rạn san hô tại đảo Hòn Mun nói riêng, vịnh biển Nha Trang nói chung, sau khi xảy ra hiện tượng san hô chết trắng tại một số khu vực của vịnh.
Các nhà khoa học mới đây cảnh báo tình trạng nắng nóng ở châu Âu trong tháng 7 đã làm cho nhiệt độ biển Địa Trung Hải tăng cao, có nguy cơ tàn phá các hệ sinh thái biển và giết chết nhiều loài sinh vật trong vài tuần tới.
Nhiều địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ngãi có tình trạng rác thải tràn lan trên các bãi biển dọc theo khu dân cư, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và cảnh quan môi trường, hệ sinh thái biển.
Tối 11/6, tại Phú Yên, Bộ Tài nguyên và môi trường phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022.
Chủ đề của Ngày Đại dương thế giới năm 2022 được Liên hợp quốc lựa chọn là “Hồi sinh: cùng hành động vì đại dương” thể hiện tầm quan trọng của các hoạt động phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức giúp hồi sinh đại dương, phục hồi các hệ sinh thái biển bị suy thoái, bảo tồn tài nguyên và môi trường biển với mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngày Đại dương thế giới năm 2022 (ngày 8/6) có chủ đề là “Hồi sinh: cùng hành động vì đại dương”, thể hiện tầm quan trọng của các hoạt động phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức giúp hồi sinh đại dương, phục hồi các hệ sinh thái biển bị suy thoái, bảo tồn tài nguyên và môi trường biển với mục tiêu phát triển bền vững.
Trong cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, một số trang báo và mạng xã hội đưa tin về việc san hô tại Hòn Sẹo bị chết hàng loạt khiến hệ sinh thái biển nơi này bị ảnh hưởng nghiêm trọng; kèm theo đó là các video, hình ảnh san hô chết được đăng tải khiến dư luận quan tâm và nguyên nhân san hô chết được cho là có một nhóm người từ địa phương khác đến lén lút khai thác trộm vào ban đêm.