Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 10/3, Ấn Độ và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) gồm 4 thành viên Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế và Thương mại (TEPA). Theo đó, Ấn Độ nhận được cam kết đầu tư 100 tỷ USD trong 15 năm tới. Các bên sẽ mất khoảng một năm để thỏa thuận có hiệu lực.
Anh và ba nước gồm Iceland, Liechtenstein và Na Uy gọi là EEA EFTA (các nước thành viên Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu thuộc Khu vực kinh tế châu Âu) đã đạt được một thỏa thuận về các quyền công dân trong trường hợp Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, mà không đạt được thỏa thuận.
Sau gần 8 năm đàm phán, ngày 16/12, Indonesia và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) đã ký thỏa thuận song phương nhằm tăng cường thương mại và đầu tư.
Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) đang tìm cách thuyết phục chính phủ Anh giải quyết cuộc khủng hoảng của việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, bằng cách tham gia hiệp hội này.
Việc thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ sẽ làm thay đổi cơ bản việc kiểm tra nguồn gốc hàng hóa. Đó là nhận định của các chuyên gia thuộc khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) trong hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” diễn ra vào sáng 17/6 tại Hà Nội.
Chiều 24/2, tại trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Đức Kiên đã tiếp Đoàn Ủy ban nghị viện Hiệp hội Tự do Thương mại châu Âu (EFTA) do ngài Svein Roald Hansen, Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn đang thăm, làm việc tại nước ta.