Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 22/1, người đứng đầu ngành ngoại giao của chính quyền chuyển tiếp tại Syria ông Asaad Al-Shaibani kêu gọi các cường quốc phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế, gọi đây là “chìa khóa” để khôi phục sự ổn định ở quốc gia Trung Đông bị xung đột tàn phá này.
Chốt chặn này làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi ngày 14/1 tuyên bố rằng có những quy trình ra quyết định rõ ràng liên quan đến các vấn đề quan trọng của đất nước, bao gồm cả các cuộc đàm phán dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Ngày 12/1, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud đã kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria, nhấn mạnh rằng những hạn chế này gây khó khăn cho quá trình tái thiết và phát triển của quốc gia Trung Đông này.
Ngày 5/1, Chính phủ chuyển tiếp của Syria đã kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Damascus trong một nỗ lực nhằm sớm phục hồi đất nước sau giai đoạn dài bị chiến tranh tàn phá.
Chính quyền Assad ở Syria đã sụp đổ do phớt lờ cảnh báo từ Iran về mối đe dọa ngày càng gia tăng từ lực lượng đối lập ở Idlib, cùng với những tính toán sai lầm và sự dụ dỗ bởi những lời hứa suông về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi tuyên bố những bên tham gia thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), có thể nối lại các cuộc đàm phán dựa trên “lòng tin để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt”, nhưng tiến độ phải phụ thuộc vào việc liệu hai bên có thể đàm phán trên cơ sở bình đẳng hay không.
Ngày 29/7, tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm trao đổi về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) và việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Ngày 27/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani khẳng định Tehran không thay đổi cách tiếp cận đối với các cuộc đàm phán gián tiếp về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và tạo điều kiện cho tất cả các bên quay trở lại thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015.
Ngân hàng Trung ương Nga đã dự báo về thời điểm các nước dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này.
Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết nước này nhận thức được động lực khiến Tổng thư ký LHQ đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga.
Ngày 9/2, trong cuộc hội đàm với các quan chức Sudan tại thủ đô Khartoum, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cam kết ủng hộ lời kêu gọi của Sudan về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt lâu dài của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đối với quốc gia châu Phi này.
EU đã lắng nghe yêu cầu của Nga dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với ngân hàng Rosselkhozbank và kết nối lại với hệ thống SWIFT như một phần của thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine.
Nga đã yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia phương Tây khác dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Ngân hàng nhà nước Rosselkhozbank, hãng tin Reuters (Anh) dẫn các nguồn thạo tin cho biết.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết Điện Kremlin sẽ không yêu cầu Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế, vì sức ép sẽ không làm thay đổi lập trường của Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ được dỡ bỏ nếu hoạt động quân sự ở Ukraine dừng lại.
Ngày 29/11, Iran đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này trong một quá trình "có thể xác minh được".
Ngày 21/6, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Burundi, Claude Bochu, thông báo EU đã bắt đầu quy trình dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Đông Phi này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh ngày 5/4 tuyên bố kết quả cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), sẽ phụ thuộc vào các bên châu Âu có thuyết phục được Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran hay không.
Ngày 20/5, Triều Tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế sớm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hoành hành thế giới, đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu.