Trường Sa - nơi mỗi hòn đảo, hạt cát, cây xanh, rạn san hô đều mang nặng hồn thiêng sông núi, dường như mỗi một vật dù nhỏ bé ở nơi đây cũng mang nặng dáng hình Tổ quốc.
Tình yêu Tổ quốc nhân lên trong trái tim mỗi người lính, người dân mãnh liệt, bắt đầu khi mặt trời ló dạng phía hừng Đông. Từ cây phong ba sừng sững, đến cỏ cây hoa lá và cả những công trình mang dáng hình Tổ quốc đều trở nên thân thương gần gũi lạ thường.
Từ đầu năm học 2014-2015, học sinh trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) đã cùng nắm tay nhau xếp thành bản đồ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Hình ảnh này được các em học sinh lớp 10 của Nhà trường tạo nên trong các giờ chào cờ đầu tuần học và những ngày lễ lớn trong cả năm học.
Buổi lễ khai giảng đã mang lại những dấu ấn sâu đậm khó quên dành cho mọi học sinh với sự ra mắt bức tranh khổng lồ mang dáng hình Tổ quốc Việt Nam với kích cỡ gần 150m2, được tạo nên từ chính những bàn tay nhỏ bé của các em học sinh.
Đặt chân lên nhiều điểm đảo cùng các nhà giàn, nơi nào chúng tôi cũng gặp những gương mặt trẻ trung nhưng dạn dày nắng gió. Đón chúng tôi, họ phấn khởi như gặp lại người thân lâu ngày xa cách.
Diện mạo của quần đảo Trường Sa nói chung và mỗi điểm đảo nói riêng hiện nay đã đổi thay, góp phần hỗ trợ cho quân dân đang làm việc và sinh sống trên đảo.
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/Ngàn năm trước con theo cha xuống biển/Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa…”. Những lời thơ của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cứ vọng mãi trong tôi trong hải trình đến với Trường Sa vào những ngày cuối tháng 4 năm 2014.
Với hơn 400 ảnh và chùm ảnh, và bài viết cuốn sách ảnh “Con đường mang dáng hình Tổ quốc” đã mang đến cho người đọc, người xem một hình dung rõ nét về cung đường tuần tra biên giới, về hình ảnh những người chiến sỹ áo xanh trên mặt trận mới hôm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) và tổng kết giai đoạn 1 Dự án đường tuần tra biên giới - nhà xuất bản Hà Nội phối hợp cùng tác giả - Thượng úy Vũ Quang Thái, phóng viên báo Quân đội nhân dân, ra mắt cuốn sách ảnh “Con đường mang dáng hình Tổ quốc”.
Điểm cao 820 khu vực mốc 980 thuộc Đồn Biên phòng Pò Mã, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) gắn với câu chuyện tình yêu của phiên chợ Thổng báo Slao (hay còn gọi là phiên chợ tình vùng biên ải Đông Bắc) với những câu hát sli, hát lượn nổi tiếng.
Chiếc xe Nissan V3600 chồm lên hụp xuống, xóc tưng tưng, lắc lư liên tục như… rang lạc, bò trên con đường mấp mô, gồ ghề của xã Chư Mo Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Là một trong những dự án được triển khai xây dựng sớm nhất trên toàn tuyến, đến nay các cung đường trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã được trên 500 km. Do đặc thù của vùng Tây Nguyên nhiều sông, suối nên cùng với hệ thống đường còn có hàng trăm chiếc cầu, cống các loại.
Làm cầu, đường giữa thời bình thế nhưng với người lính thợ 470 (Binh đoàn Trường Sơn) hôm nay cũng chẳng khác trong chiến tranh là mấy.
Đường tuần tra biên giới (TTBG) được coi là nơi thử thách bản lĩnh, ý chí, nghị lực của người chỉ huy và đơn vị, doanh nghiệp tham gia làm đường. Bởi đặc thù của con đường chạy dọc vùng biên giới, hầu hết phải mở tuyến mới với vô vàn khó khăn, hiểm trở nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh.