Grand Canyon ở Arizona, một trong những kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng của Trái Đất, được hình thành trong hàng triệu năm nhờ sức mạnh xói mòn của sông Colorado. Tuy nhiên, tại cực Nam của Mặt Trăng, có hai hẻm núi có kích thước gần tương đương với Grand Canyon, nhưng lại được hình thành theo một cách rất khác.
Thế giới đã biết đến Ấn Độ như một cường quốc không gian vũ trụ kể từ lúc 19h34 tối 23/8/2023 (giờ Việt Nam), khi tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của nước này hạ cánh mềm thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng trong một sứ mệnh cùng tên.
Ngày 3/4, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo 3 công ty Intuitive Machines, Lunar Outpost và Venturi Astrolab đang chạy đua phát triển các thế hệ mới của Phương tiện địa hình Mặt trăng (LTV) - xe tự hành mà các phi hành gia thuộc chương trình Artemis sẽ lái quanh vùng cực Nam của mặt Trăng vào năm 2030.
Tàu thăm dò Mặt Trời Aditya-L1 của Ấn Độ ngày 6/1/2024 đã đến đích trong khung thời gian 4 tháng theo kế hoạch. Đây là sứ mệnh thăm dò Mặt Trời đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Sứ mệnh Aditya-L1 là thành tựu mới nhất của ngành công nghiệp vũ trụ Ấn Độ sau khi trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu đến vùng cực Nam của Mặt Trăng với sứ mệnh Chandrayaan-3 hồi tháng 8 năm 2023.
Ấn Độ sẽ “đánh thức” tàu đổ bộ của sứ mệnh Chandrayaan-3 khỏi chế độ ngủ trong tuần này, 2 tuần sau khi con tàu hạ cánh thành công gần cực Nam của Mặt Trăng.
Chỉ vài ngày sau khi tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh xuống cực Nam của Mặt Trăng hôm 23/8, hoàn thành sứ mệnh và chuyển sang chế độ ngủ đông, một nghiên cứu mới trên Trái Đất đã phát hiện ra rằng hành tinh của chúng ta có thể đã giúp Mặt Trăng có được nước.
Theo hãng tin Yonhap, ngày 12/9, Bộ Khoa học và ICT (MIST) của Hàn Quốc cho biết tàu thăm dò Mặt Trăng không người lái Danuri của nước này đã chụp được những bức ảnh về vùng cực Nam của Mặt Trăng, nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thực hiện cuộc hạ cánh lịch sử vào ngày 23/8 vừa qua.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, vị trí bề mặt gần cực Nam của Mặt Trăng, nơi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ thực hiện cuộc hạ cánh lịch sử hôm 23/8 vừa qua, đã được đặt tên là "Shiv Shakti Point".
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 25/8, người đứng đầu Tập đoàn Vũ trụ Nhà nước Nga Roscosmos, ông Yury Borishov cho hay Nga có thể sẽ thực hiện một sứ mệnh khác tới cực Nam của Mặt Trăng vào năm 2025-2026, bởi các nhà khoa học mong muốn tiếp tục các dự án về hành tinh này.
Các cơ quan vũ trụ của Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ coi sự xuất hiện của nước đóng băng trên Mặt Trăng là chìa khóa để con người có thể tồn tại trên đó và thực hiện các sứ mệnh tiềm năng tới Sao Hỏa.
Ngày 24/8, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) thông báo sau khi tàu vũ trụ Chandrayaan-3 hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng, xe tự hành Pragyaan đã rời khỏi tàu đổ bộ Vikram và di chuyển trên bề mặt hành tinh này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tối 23/8, tàu đổ bộ Vikram của sứ mệnh Chandrayaan-3 (Ấn Độ) đã chia sẻ hình ảnh đầu tiên sau khi hạ cánh thành công xuống cực Nam của Mặt Trăng vài giờ trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, tối 23/8, tàu đổ bộ Ấn Độ đã hạ cánh thành công xuống vị trí bề mặt gần cực Nam của Mặt Trăng - nơi vẫn là khu vực chưa được khám phá và được dự đoán sẽ cung cấp thêm nhiều hiểu biết về bầu khí quyển của Mặt Trăng và mở đường cho các chương trình thám hiểm không gian trong tương lai.
Ấn Độ đang kỳ vọng có màn hạ cánh lịch sử xuống cực Nam của Mặt Trăng trong tuần này, giành chiến thắng trong cuộc đua không gian không những ở lĩnh vực khoa học, hay uy tín quốc gia mà còn ở một mặt trận khác – đó là ngân sách tài trợ.
Nga và Ấn Độ đang cạnh tranh để trở thành những người đầu tiên đến được cực nam của Mặt Trăng trong khi Mỹ chuẩn bị cho một sứ mệnh phi hành đoàn đổ bộ xuống nơi này vào năm 2025.
Tàu thăm dò tự động Luna-25 của Nga dự kiến hạ cánh mềm xuống vùng cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 21/8 tới.
Ông Mitchal Saxena, nhà nghiên cứu hành tinh tại Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA, cho biết sự sống dưới dạng vi sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt ở cực nam của Mặt Trăng - nơi cực lạnh và thiếu ôxy.
Trung Quốc sẽ cung cấp năng lượng hạt nhân cho Trạm nghiên cứu khoa học tại cực Nam của Mặt Trăng.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 19/8 thông báo đã chọn 13 khu vực tại cực Nam của Mặt trăng làm các địa điểm có thể đáp phi thuyền mang tên Sứ mệnh Artimis III trong tương lai. Đây là dự án nhằm đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2025.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 20/9 thông báo sẽ đưa một xe tự hành tìm kiếm băng đáp xuống khu vực được gọi là Nobile Crater ở cực Nam của Mặt Trăng vào năm 2023.