Sáng 28/4 (giờ địa phương), ngọn núi lửa Bulusan ở miền Trung Philippines đã phun ra một cột tro bụi cao tới 4,5 km lên bầu trời, buộc nhà chức trách nước này phải nâng mức cảnh báo và kêu gọi người dân tránh xa khu vực nguy hiểm rộng 4 km quanh khu vực.
Theo Trung tâm giảm nhẹ hiểm họa địa chất và núi lửa quốc gia của Indonesia (PVMBG), núi lửa Semeru ở tỉnh Đông Java nước này đã phun trào 4 lần trong ngày 22/4, phun ra cột tro bụi cao tới 800 mét so với đỉnh núi.
Sáng 12/4, núi lửa Bezymianny trên bán đảo Kamchatka (Nga) đã bất ngờ phun trào mạnh mẽ, tạo ra cột tro bụi cao tới 4.000 mét, kéo theo nhiều lo ngại về an toàn hàng không trong khu vực.
Sáng sớm 8/4, ngọn núi lửa Kanlaon ở miền Trung Philippines đã phun trào trở lại, tạo cột tro bụi cao tới 4.000m.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở phía Đông Indonesia phun trào tối 20/3 theo giờ địa phương, tạo ra cột tro bụi đen dày cao tới 8 km lên bầu trời. Giới chức nước này đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ cao nhất.
Trạm quan sát núi lửa Semeru, tỉnh Đông Java (Indonesia), cho biết ngọn núi này đã phun trào 7 lần chỉ trong sáng nay 17/3 và tạo ra cột tro bụi cao tới 1.000 m.
Bỗng nhiên, một đám mây đen khổng lồ bốc lên từ một ngọn núi lửa mà từ lâu ai cũng tưởng là đã ngủ yên. Bầu trời tối sầm lại, rồi những cột tro bụi phun trào từ núi lửa che lấp hoàn toàn mặt trời, nhấn chìm mọi thứ trong bóng tối tuyệt đối. Một tiếng nổ kinh hoàng vang lên, và "cơn mưa" đá cùng tro bụi bắt đầu rơi xuống.
Sáng 15/1, núi lửa Ibu trên đảo Halmahera, miền Đông của Indonesia đã phun trào, tạo ra cột tro bụi cao 4 km, buộc chính quyền phải nâng cảnh báo ở các khu vực xung quanh lên mức cao nhất.
Viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines (Phivolcs) cho biết ngày 9/12, núi lửa Kanlaon ở miền Trung Philippines đã phun trào cột tro bụi, cao tới 3.000 m. Ngọn núi này thuộc các tỉnh Negros Occidental và Negros Oriental.
Sáng 7/12, núi lửa Dukono tại tỉnh Maluku, miền Đông Indonesia đã phun trào, tạo nên một cột tro khổng lồ cao tới 4.800 mét.
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 13/11, nhiều hãng hàng không quốc tế đã thông báo hủy các chuyến bay đến và đi từ Bali sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào, tạo ra cột tro bụi cao tới 10km và buộc hàng nghìn người phải sơ tán.
Trung tâm Giảm nhẹ thảm họa địa chất và núi lửa của Indonesia (VGDMC) cho biết ngày 11/11, núi lửa Lewotobi ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào trở lại, phóng ra một cột tro bụi cao tới 2,5 km lan về phía Tây và Tây Bắc.
Sáng 9/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia một lần nữa phun trào, tạo ra một cột tro bụi khổng lồ vươn cao đến 9 km, đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân trong khu vực.
Ngày 8/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia tiếp tục phun trào cột tro bụi khổng lồ cao hơn 8.000 mét, trong đợt phun trào kéo dài gần 1 tuần qua.
Ngày 27/10, núi lửa Marapi - một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia, đã phun những cột tro bụi, phủ kín các ngôi làng. Hiện chưa có thông tin về thương vong do vụ phun trào này.
Viện Núi lửa và Địa chấn học Philippines (PIVS) cho biết tối 3/6, núi lửa Kanlaon ở miền Trung nước này đã phun trào và tạo ra một cột tro bụi cao tới 5 km.
Ngày 27/5, núi lửa Ibu trên đảo Halmahera ở tỉnh Bắc Maluku (miền Đông Indonesia) đã phun trào trở lại, tạo ra cột tro bụi dày đặc, cao tới 6km và có xu hướng di chuyển về phía Tây.
Ngày 20/5, Trung tâm Giảm nhẹ Nguy cơ Núi lửa và Địa chất của Indonesia cho biết núi lửa Ibu ở đảo Halmahera đã phun trào trở lại, tạo ra cột tro bụi cao tới 5.000 mét.
Những hình ảnh do cơ quan chuyên trách về vấn đề núi lửa của Indonesia phát đi cho thấy vào tối 18/5, núi lửa Ibu đã phun trào, tạo ra cột tro cao tới 4 km và nhiều tia sét màu tím loé lên xung quanh miệng núi lửa, tạo ra cảnh tượng ngoạn mục chưa từng có.
Ngày 15/5, ngọn núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia phun trào, tạo ra cột tro bụi khổng lồ cao 5km lên bầu trời. Đây là một trong những đợt phun trào lớn nhất của núi lửa Ibu từ đầu năm đến nay.