Dẫn nguồn tin từ đơn vị vận hành dự án PipeChina, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, dự án đường ống lớn Tuyến phía Đông (East Route) cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga từ Siberia đến miền Đông Trung Quốc đã hoàn thành.
Giá khí đốt ở châu Âu đã vượt mức 14,16 USD/MMBtu (triệu đơn vị nhiệt Anh), tương đương khoảng 46 EUR (48,6 USD) cho mỗi megawatt-giờ (MWh). Nguyên nhân chính là do Nga ngừng cung cấp khí đốt cho tập đoàn năng lượng OMV của Áo, khiến nguồn cung giảm và giá cả tăng mạnh.
Nga đã dừng cung cấp khí đốt cho Áo vào thứ Bảy (16/11) do vấn đề liên quan đến thanh toán, nhưng vẫn cung cấp khối lượng ổn định đến châu Âu qua Ukraine sau khi những khách hàng còn lại vẫn có nhu cầu muốn mua.
Áo thông báo họ có thể đối phó với việc mất đi nhà cung cấp khí đốt chính, với các nguồn dự trữ và năng lượng thay thế.
Theo mạng tin Oilprice.com ngày 7/11, Nga đã đề xuất rằng các nước châu Âu nên đàm phán trực tiếp với Ukraine về việc tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống dẫn khí đốt của Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.
Báo Vedomosti dẫn số liệu của tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom ngày 2/10 cho biết nguồn cung cấp khí đốt Nga cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Moldova, quá cảnh qua Ukraine, trong tháng 10/2024 đã tăng lên mức gần mức tối đa có thể về mặt kỹ thuật.
Quyết định này không nhằm cắt đứt quan hệ mà là một bước đi chiến lược để hai bên điều chỉnh và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới, trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị khu vực thay đổi.
Nga phụ thuộc quá mức vào thị trường dầu Trung Quốc có thể gây thách thức, khi Bắc Kinh tìm kiếm các nhà cung cấp khác.
Trung Quốc dường như đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Nga và đa dạng hóa nguồn cung từ Turkmenistan, khi nước này đã trở thành nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho Bắc Kinh tính đến năm 2024.
Việc quân đội Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt cho EU. Cách biên giới Ukraine vài km bên trong nước Nga, Sudzha là một điểm xử lý quan trọng đối với khí đốt của Nga được xuất khẩu sang châu Âu.
Iran ngày 17/7 đã tiết lộ các chi tiết về thỏa thuận cung cấp khí đốt với tập đoàn Gazprom của Nga, vốn được ký vào tháng 6 vừa qua.
Các hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời Phó Thủ tướng Alexander Novak ngày 3/7 cho biết, Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu qua tuyến đường ống ở Ukraine sau khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã ký Bản ghi nhớ (MoU) chiến lược với Công ty khí đốt quốc gia Iran (NIGC) về việc cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Iran.
Lần đầu tiên sau hai năm, Nga lại vượt qua Mỹ để trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, bất chấp nỗ lực của khu vực nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Moskva.
Năm 2019, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước Liên minh châu Âu (EU) thông qua hệ thống đường ống kéo dài 5 năm. Cả hai nước vẫn tiếp tục tôn trọng thỏa thuận này bất chấp hai năm căng thẳng nổ ra ở Ukraine.
Hãng tin TASS dẫn phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Đức không khôi phục hoạt động của đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 dù Moskva sẵn sàng cung cấp khí đốt qua hệ thống này.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom thông báo đã lập kỷ lục lịch sử mới về cung cấp khí đốt trong ngày qua Hệ thống cung cấp khí đốt thống nhất của Nga, phá vỡ kỷ lục gần mười năm trước.
Theo dữ liệu của Cơ quan thông kế châu Âu (Eurostat), Mỹ đã kiếm được tổng cộng 66,7 tỷ euro (72,65 tỷ USD) kể từ tháng 2/2022 từ việc cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu.
Ngày 23/10, Tập đoàn năng lượng quốc gia QatarEnergy của Qatar thông báo đã đạt thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên cho tập đoàn Eni của Italy trong 27 năm.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã tăng trong tuần qua do các sự kiện thế giới gần đây mang đến sự bất ổn cho thị trường. Trong khi đó, cuộc xung đột Israel - Hamas khiến lục địa này lo ngại về nguồn cung cấp khí đốt của mình.