Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Tại Đắk Lắk, số người mắc các bệnh lý về thận và phải chạy thận nhân tạo ngày một tăng, trong khi máy móc, nhân lực phục vụ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn gây nên tình trạng quá tải.
Ngày 15/7, đại diện Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) cho biết, đơn vị vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) với Crearene AG, công ty có trụ sở tại Frauenfeld, Thụy Sĩ, để phát triển các giải pháp điều trị bằng creatine cho bệnh nhân chạy thận.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 27/3 đã phê duyệt sử dụng thuốc vadadustat của hãng dược phẩm Akebia Therapeutics trong điều trị triệu chứng thiếu máu do bệnh thận mãn tính ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Thuốc sẽ được sản xuất dưới thương hiệu Vafseo.
Thời gian qua, hầu hết các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Long An thiếu máy chạy thận trầm trọng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Ngày 26/2, Sở Y tế tỉnh Cao Bằng phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, UBND huyện Hòa An tổ chức khai trương Kỹ thuật thận nhân tạo tại Trung tâm Y tế huyện Hòa An.
Ngày 24/1, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới phối hợp tổ chức trao và tiếp nhận hai máy chạy thận nhân tạo từ nguồn hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân tài trợ.
Trước những khó khăn của người dân huyện Cần Giờ trong tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe, nhất là người dân nghèo mắc bệnh thận mạn tính cần chạy thận nhân tạo, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã kêu gọi các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luân phiên triển khai kỹ thuật chạy thận tại Cần Giờ.
Ngày 13/4, thông tin với phóng viên TTXVN, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Trần Hùng Cường khẳng định, bệnh viện sẽ bằng mọi cách tháo gỡ khó khăn do thiếu dịch chạy thận. Không có chuyện dừng chạy thận cho bệnh nhân vì nếu làm vậy sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Chiều 12/4, Sở Y tế tỉnh Nam Định cho biết, đơn vị cùng với Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang tìm phương án tháo gỡ khó khăn để bệnh nhân chạy thận tiếp tục được điều trị trong bối cảnh dịch chạy thận ở Bệnh viện này sắp hết.
Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 47 cơ sở y tế triển khai lọc máu định kỳ cho bệnh nhân suy thận mạn tính. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân có chiều hướng gia tăng, từ nhiều tỉnh, thành khác đổ về, gây nên tình trạng quá tải ở một số đơn vị chạy thận nhân tạo, cần sớm có giải pháp giải quyết lâu dài, mang tính hệ thống.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, số bệnh nhân điều trị lọc thận tại các bệnh viện đang quá tải khiến các bệnh viện phải tổ chức nhiều ca chạy trong ngày. Dù vậy, Thành phố vẫn đảm bảo không để thiếu vật tư, dịch lọc trong hoạt động chạy thận nhân tạo.
Tin vào quảng cáo của một cơ sở thẩm mỹ trên Facebook, chị T.T.P (39 tuổi, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) đã đến để tiêm filler (chất làm đầy) nhưng không ngờ suýt bị mất mạng.
Theo một kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Thận học Mỹ công bố ngày 30/3, việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể giúp bảo vệ những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo trước nguy cơ mắc COVID-19 và bệnh tiến triển nặng.
Nhiều cung bậc cảm xúc với những câu chuyện về sự lạc quan, nghị lực sống của những con người tưởng chừng như bất ổn nhất được kể lại trong "Trạm yêu thương - Chúng ta rồi sẽ ổn thôi!", đã lên sóng trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, sáng 22/1.
Ngày 25/11, Sở Y tế Hà Nội có hướng dẫn việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19, trong đó hướng dẫn điều trị cho các ca bệnh có tình trạng hoặc bệnh lý chuyên khoa đặc biệt kèm theo như người nước ngoài, nhi khoa, sản khoa, ngoại khoa, chạy thận chu kỳ, tâm thần...
Những người bị suy thận đang phải chạy thận hoặc đã được ghép thận có khả năng đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn nếu mắc COVID-19. Kết quả nghiên cứu mới cho thấy nhóm người này có sự khác biệt lớn liên quan đến hệ thống miễn dịch so với những người có chức năng thận bình thường, và sự khác biệt này ngày càng lớn hơn nếu họ mắc COVID-19.
Người bệnh lọc máu là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi mắc COVID-19 do nguy cơ diễn biến nặng trên bệnh lý nền, tình trạng suy giảm miễn dịch và thường xuyên tiếp xúc với môi trường bệnh viện.
Lúc 21h ngày 2/10/2021, sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, những bệnh nhân và người đi cùng chăm sóc trong khoa ghép thận và chạy thận trong Bệnh viện hữu nghị Việt-Đức được phép trở về gia đình.
Trong sáng 20/8, tỉnh Gia Lai ghi nhận một trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đặc biệt, trường hợp này thuộc đối tượng có bệnh lý nền liên quan đến thận, phải thực hiện chạy thận nhân tạo.