Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sản xuất và Việt Nam có một số lợi thế ở tầm vĩ mô để tận dụng cơ hội này, cũng như chào đón nhiều công ty chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) vừa công bố danh sách 87 công ty/tập đoàn sẽ được nhận trợ cấp để di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Đây là một phần trong chiến lược mới của Chính phủ Nhật Bản nhằm tăng sự chủ động và xây dựng các chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn với các yếu tố bất lợi từ bên ngoài.
Bộ Quốc phòng Israel ngày 31/3 cho biết nước này đã chuyển một cơ sở sản xuất tên lửa để sản xuất hàng loạt máy trợ thở nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt thiết bị này trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan vừa chỉ đạo Ủy ban Đầu tư nước này (BoI) soạn thảo các gói khuyến khích mới nhằm hỗ trợ những công ty chịu tác động của những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và muốn chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan.
Hơn một năm kể từ khi Mỹ bắt đầu áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nền kinh tế thứ 2 thế giới ngày càng một gia tăng.
Ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản lên kế hoạch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác do lo sợ sự cạnh tranh về giá vì ảnh hưởng của thuế quan Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc.
Kết quả cuộc khảo sát về ảnh hưởng của việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu cho thấy 40,7% công ty của Mỹ tại Trung Quốc đang xem xét hoặc đã di dời cơ sở sản xuất của họ ra khỏi quốc gia châu Á này do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng một "mánh khóe" mới nhằm tránh bị áp thuế nhập khẩu của Mỹ, đó là bỏ nhãn mác "Made in China" bằng cách chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, như Serbia, Mexico, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tán đồng những lời kêu gọi đưa ra trong ngày 12/8 (giờ địa phương) về việc “tẩy chay” nhà sản xuất xe mô tô Harley-Davidson vì kế hoạch của doanh nghiệp này chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài.
Kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Nếu xu hướng này biến thành một trào lưu thực sự, điều này có thể cản trở sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản sau thảm họa...