Chính quyền Trump tiếp tục tập trung vào chính sách thương mại cứng rắn và yêu cầu đồng minh tăng chi tiêu quốc phòng đặt ra thách thức lớn cho các quốc gia Đông Á trong việc cân bằng lợi ích kinh tế và an ninh.
Du lịch Quy Nhơn, Bình Định từ lâu đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến. Những năm gần đây, du lịch đang có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, để gia tăng lượng khách, thời gian lưu trú và mức mức chi tiêu của du khách, đặc biệt của khách quốc tế, du lịch Bình Định còn nhiều việc cần phải làm.
Ngày 2/4, các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump, tiến gần hơn đến mục tiêu của Hạ viện là giảm chi tiêu 2.000 tỷ USD trong một thập kỷ.
Ngày 28/3, theo báo Potilico, các lãnh đạo y tế toàn cầu đã lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) khẩn trương hành động nhằm bảo vệ các chương trình y tế cứu người trong bối cảnh nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, cắt giảm mạnh chi tiêu cho viện trợ phát triển quốc tế.
Ngày 26/3, theo tờ Politico, các quốc gia Nam Âu, trong đó có Italia, Tây Ban Nha, đang phản đối kế hoạch vay 150 tỷ euro do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất nhằm thúc đẩy chi tiêu quốc phòng và tăng cường năng lực tự chủ quân sự của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 25/3, theo tờ Politico, hơn 35 chương trình an ninh quốc tế do Anh tài trợ đang đứng trước nguy cơ kết thúc vào cuối tháng 3 do chính sách thắt chặt chi tiêu viện trợ của chính phủ.
Sau cuộc họp kéo dài suốt 13 giờ, vào tối 23/3, Ủy ban Tài chính Quốc hội Israel đã thông qua dự thảo ngân sách nhà nước năm 2025, mở đường cho cuộc biểu quyết cuối cùng tại quốc hội trước hạn chót 31/3.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 21/3, Hội đồng Liên bang Đức đã nhất trí thông qua luật sửa đổi Luật Cơ bản (Hiến pháp Đức) theo đề nghị của Quốc hội Liên bang, qua đó nới lỏng quy định phanh nợ nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và đầu tư cho phát triển.
Visa và MISA vừa ký kết hợp tác chiến lược để triển khai các giải pháp thanh toán cho doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số và tạo hệ sinh thái tài chính toàn diện, hiệu quả. Hợp tác này diễn ra trong bối cảnh Luật Thuế GTGT mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, thúc đẩy nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường tính minh bạch trong chi tiêu.
Sau Litva, một quốc gia khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng ở khu vực Baltic là Estonia đã đồng ý tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2026 lên ít nhất 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Khi nền kinh tế châu Âu trì trệ, chi tiêu quân sự lại nổi lên như một động lực tăng trưởng bất ngờ. Liệu tái vũ trang có thể cứu vãn đà suy thoái?
Trong phiên giao dịch 14/3, đồng euro tăng giá sau khi các đảng ở Đức đạt được thỏa thuận tài khóa - thỏa thuận dự kiến sẽ thúc đẩy chi tiêu quốc phòng và phục hồi tăng trưởng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Với dân số gần 100 triệu người và chi tiêu cho y tế tăng mạnh (tăng 8,7 lần trong 30 năm qua), thị trường dược phẩm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty dược phẩm quốc tế. Dự báo, thị trường này sẽ đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2026, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và công ty dược phẩm quốc tế gia nhập và mở rộng hoạt động tại đây.
Ngày 11/3, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo đã sa thải nhà khoa học trưởng cùng một số nhân sự khác theo sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Đây là động thái mới nhất trong loạt chính sách của chính quyền nhằm cắt giảm chi tiêu liên bang và thu hẹp các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu khí hậu.
Ngày 11/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã kêu gọi tăng mạnh chi tiêu quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU).
Bản tin nóng thế giới sáng 11/3/2025 có những nội dung sau đây: - Quan chức Mỹ đánh giá tích cực về bức thư xin lỗi của Tổng thống Ukraine; - Đặc phái viên Tổng thống Mỹ dự kiến gặp Tổng thống Liên bang Nga tại Moskva; - EU thảo luận cách thức tăng chi tiêu quốc phòng; - Trung Quốc phản ứng gay gắt trước khả năng Mỹ cấm sử dụng DeepSeek.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), nhập khẩu vũ khí của châu Âu đã tăng vọt 155% trong giai đoạn 2020-2024. Nguyên nhân chính là do xung đột Nga - Ukraine, khiến các quốc gia châu Âu tăng cường chi tiêu quốc phòng.
Số liệu chính thức mới công bố ngày 9/3 cho thấy lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc lần đầu tiên rơi vào vùng âm kể từ tháng 1/2024, trong khi giá sản xuất tiếp tục đi xuống khi nhu cầu theo mùa giảm dần giữa lúc các hộ gia đình vẫn thận trọng về chi tiêu.
Điện Kremlin ngày 7/3 khẳng định Nga có thể cần đáp trả kế hoạch "quân sự hóa" của Liên minh châu Âu (EU), trong bối cảnh trước đó một ngày giới lãnh đạo châu Âu đã nhất trí về kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Theo Báo cáo công tác Chính phủ Trung Quốc năm 2025, nước này đã nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách lên “khoảng 4%” GDP từ mức 3% của năm ngoái. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong lịch sử kể từ khi được thống kê vào năm 2010. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ tăng đòn bẩy, tối ưu hóa cơ cấu chi tiêu và giảm thiểu rủi ro một cách thận trọng.