Ngày 5/4, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bến Tre Nguyễn Thái Bình cho biết, sau khi xem báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về bài viết: Sớm ngăn chặn, xử lý hành vi “bức tử” rừng để nuôi trồng thủy sản của phóng viên TTXVN (ngày 30/3/2023), Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre đã có ý kiến giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bến Tre xác minh, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền (nếu có sai phạm).
Theo phản ánh của người dân trên địa bàn xã Bảo Thuận và Tân Thủy, huyện Ba Tri (Bến Tre), khu vực đất rừng ven biển này đang xảy ra tình trạng phá rừng, đào ao, san phẳng rạch để nuôi sò ảnh hưởng đến rừng và đất rừng.
Ngày 6/2, tại thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, Tòa án quân sự Khu vực 2 (Quân khu 5) đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 6 bị cáo tổng cộng 48 năm tù về tội “Hủy hoại rừng” (theo quy định tại điều 243 - Bộ luật Hình sự 2015).
Ngày 22/11, thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Nông cho biết, Tỉnh ủy vừa quyết định thành lập 2 đoàn công tác để kiểm tra toàn diện công tác quản lý đất đai, bảo vệ rừng phòng hộ, cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 28. Hai Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông được giao trực tiếp chỉ đạo 2 đoàn.
Ngày 11/10, ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, đã ký công văn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công an tỉnh Đắk Nông, UBND các huyện Đắk Song, Đắk G’Long yêu cầu báo cáo rõ thực trạng rừng thông bị đầu độc, hủy hoại.
Từ nhiều tháng nay, hàng trăm cây thông tại lõi Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (thuộc địa phận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) xuất hiện tình trạng héo lá và chết không rõ nguyên nhân.
Được xem là lá phối xanh, bảo vệ hệ thống đê điều, chống ngập mặn, xói lở nhưng cánh rừng bần nguyên sinh ven sông Lam (Nghệ An) lại đang bị rác thải “bức tử”.