Tiếp tục hành trình đồng hành và hỗ trợ người dân sau siêu bão Yagi, ngày 12/10 vừa qua, đội ngũ đại lý của Manulife Việt Nam đã đến thăm các xã Tân Lập (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) và xã Trung Minh (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Ngày 1/6, tại huyện Mèo Vạc, Ban Dân vận Tỉnh ủy Hà Giang phối hợp với nhóm thiện nguyện Tâm An Charity và UBND huyện Mèo Vạc, cùng các đơn vị đã tổ chức khởi công xây dựng bể nước sinh hoạt phục vụ đời sống của bà con thôn Sả Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
Để hỗ trợ cho người dân xã vùng cao sau đợt bão lũ vừa qua, Chương trình Chống lao Quốc gia tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí kết hợp khám sàng lọc bệnh Lao cho người dân xã Hồ Bốn (Mù Cang Chải, Yên Bái).
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển kinh tế vườn hộ, cải tạo vườn tạp nâng cao thu nhập cho bà con. Năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang thực hiện, triển khai mô hình chăn nuôi gà bản địa - gà H’Mông thương phẩm có sử dụng đệm lót theo hướng an toàn sinh học gắn với Đề án "Cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ" năm 2022.
Ngày 18/1, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Đoàn công tác do ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, tặng quà cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Trà Cang, huyện miền núi Nam Trà My.
Mười chín năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội được coi là nguồn lực chính trong công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chỉ sau 9 tháng đến 1 năm chăm sóc tốt, trọng lượng con trâu, bò có thể tăng 50 - 70%, có thể thu lãi từ 20 - 22 triệu đồng một con. Đây là cách chăn thả gia súc mới được bà con vùng cao Hà Giang áp dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với mong muốn được thử sức và cống hiến, giúp bà con vùng cao phát triển kinh tế, Trần Sỹ Trung (sinh năm 1982) ở Thái Đào, Lạng Giang, Bắc Giang, đã xung phong lên huyện Sơn Động làm Phó Chủ tịch xã trong dự án 600 trí thức trẻ.
Nhắc tới mùa đổ nước và mùa lúa chín là nhắc tới ruộng bậc thang ở vùng cao phía Bắc... Phải tận mắt chứng kiến bà con vùng cao làm đất, dẫn nước, cấy thì mới thấy được hết những khó khăn khi canh tác trên vùng cao, nhưng chính những vất vả ấy lại tạo thành một kỳ quan.
Hơn 70 bức ảnh của 15 trẻ em dân tộc thiểu số xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã thể hiện cuộc sống bình dị và nét văn hóa đặc sắc của bà con vùng cao nơi đây.
Từ khi có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền cùng sự đồng thuận của nhân dân, bản Nhà Xày đã đẩy lùi tệ nạn ma túy, đời sống bà con vùng cao đang có sự chuyển biến tích cực.
Phó Chủ tịch xã Lèng Văn Kim, nhận xét: “Bà con vùng cao Tả Nhìu đã chuyển biến nhận thức rõ rệt, nên cho con em mình đi học nội trú rất đông, vượt chỉ tiêu của xã đề ra”.
Nằm cách thị trấn Lai Châu gần 40 km, nhưng bản vùng cao Sì Thâu Chải (xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu), vẫn là một trong những điểm gần nhất mà đội chiếu bóng số 9 của Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Lai Châu đặt chân đến để phục vụ bà con vùng cao.
Các phiên chợ Sín Chéng (Lào Cai) những ngày qua thật là nhộn nhịp. Không chỉ có người mua, kẻ bán, mà điều thu hút những người đi chợ là chỗ chiếu phim, ca nhạc và biểu diễn nghệ thuật tuyên truyền về Luật Bầu cử, qua đó giúp đồng bào biết ngày 22/5 tới là ngày toàn dân đi bầu cử...