Hãng tin CNN của Mỹ dẫn một nguồn tin cho biết cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và người đứng đầu Hội đồng Hòa giải dân tộc tối cao Afghanistan (HCNR) Abdullah Abdullah đang bị quản thúc tại gia sau khi Taliban bắt giữ đội ngũ an ninh của họ.
Kênh truyền hình TOLO News đưa tin Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao Afghanistan (HCNR) Abdullah Abdullah đã có cuộc gặp phái đoàn cấp cao của Taliban ở thủ đô Kabul vào tối 18/8, trong đó ông Abdullah đã hối thúc lực lượng này đảm bảo công bằng xã hội ở Afghanistan.
Ngày 18/8, các nhân vật cấp cao của lực lượng Taliban đã gặp cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và Chủ tịch Hội đồng Hòa giải Dân tộc Tối cao (HCNR) Abdullah Abdullah ở thủ đô Kabul.
Chủ tịch Hội đồng hòa giải dân tộc tối cao Afghanistan, ông Abdullah Abdullah, ngày 30/9 nhấn mạnh cần giảm bạo lực tại quốc gia Trung Nam Á này, bởi đây là yếu tố quan trọng cho sự thành công của các cuộc hòa đàm với phiến quân Taliban đang diễn ra tại Doha, Qatar.
Ngày 27/8 tại Kabul, Chủ tịch Hội đồng Tối cao hòa giải quốc gia của Afghanistan, ông Kabul Abdullah Abdullah cho biết các cuộc hòa đàm giữa các bên đối địch ở Afghanistan sẽ bắt đầu vào tháng 9 tới. Đây là một tiến trình ngoại giao quan trọng cần thiết để chấm dứt cuộc chiến kéo dài hai thập kỷ ở Afghanistan.
Ngày 17/5, Tổng thống Ashraf Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah đã ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực, qua đó chấm dứt mâu thuẫn gay gắt kéo dài nhiều tháng khiến Afghanistan chìm sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/3 cho biết Mỹ đã cắt giảm 1 tỷ USD viện trợ cho Afghanistan và sẵn sàng cắt khoản tương tự trong năm 2021 do mối bất đồng tiếp diễn giữa Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ chính trị của ông là Abdullah Abdullah, nhân vật về thứ 2 trong cuộc bầu cử ở Afghanistan và cũng tự xưng là Tổng thống của quốc gia Nam Á này.
Ngày 6/3, một quan chức Bộ Nội vụ Afghanistan cho biết ít nhất 27 người đã thiệt mạng và 29 người khác bị thương trong vụ nổ súng ở phía Tây thủ đô Kabul xảy ra trước đó cùng ngày nhằm vào buổi lễ có sự hiện diện của quan chức điều hành cấp cao chính quyền của Afghanistan, Abdullah Abdullah.
Một vụ tấn công đã xảy ra ngày 6/3 ở phía Tây thủ đô Kabul nhằm vào buổi lễ có sự hiện diện của quan chức điều hành cấp cao chính quyền của Afghanistan, Abdullah Abdullah. Ông Abdullah đã không bị thương trong vụ tấn công này.
Ứng cử viên tranh cử tổng thống Afghanistan, ông Abdullah Abdullah ngày 10/11 đã kêu gọi ngừng hoạt động kiểm phiếu lại, đồng thời cho biết ông sẽ không chấp nhận kiết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua vì có sự gian lận.
Ngày 30/9, ông Abdullah Abdullah, quan chức điều hành cấp cao chính quyền Afghanistan và là đối thủ hàng đầu của Tổng thống đương nhiệm Ashraf Ghani trong cuộc bầu cử tổng thống ở nước này, đã tuyên bố thắng cử trước khi có kết quả chính thức.
Ngày 16/9, Tổng thống Ashraf Ghani vào phút chót đã từ chối tham gia một cuộc tranh luận trên truyền hình với đối thủ chính của ông trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Afghanistan - quan chức điều hành cấp cao chính quyền Agghanistan (chức vụ tương đương thủ tướng) Abdullah Abdullah.
Cuộc khủng hoảng bầu cử tại Afghanistan tiếp tục xấu đi khi ngày 8/9, ứng cử viên tổng thống Abdullah Abdullah tuyên bố giành chiến thắng và khẳng định lộ trình chính trị thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc tại quốc gia Nam Á này đang rơi vào thế bế tắc.
Chỉ ít giờ sau khi ứng cử viên Tổng thống Afghanistan Abdullah Abdullah tuyên bố tẩy chay tiến trình kiểm lại phiếu bầu, ứng cử viên đối lập Ashraf Ghani cũng tuyên bố rút các quan sát viên của mình khỏi quá trình trên do Liên hợp quốc (LHQ) giám sát.
Nhóm của ứng cử viên tổng thống Afghanistan Abdullah Abdullah ngày 3/8 đã cáo buộc Phó Tổng thống thứ hai Mohammad Karim Khalili đứng về phe ứng cử viên tổng thống là Ashraf Ghani Ahmadzai và dính líu tới gian lận bầu cử.
Theo giới chức Ủy ban bầu cử độc lập Afghanistan (IEC), với gần 50% số phiếu bầu đã được kiểm, cựu Ngoại trưởng Abdullah Abdullah đang dẫn đầu các ứng cử viên tham gia tranh cử tổng thống ở nước này.