Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bị xử phạt như thế nào?

Điều 20 của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ các mức xử phạt từ các hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đến các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng trái phép di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Chú thích ảnh
Di tích Cụm Tượng đài Kéo pháo trên triền đồi Bó Hôm (xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên) bị xâm hại năm 2018, khi 2 hộ dân dựng nhà sàn và các công trình phụ trợ, khu chăn nuôi, phá vỡ cảnh quan di tích. Ảnh: Nguyễn Xuân Tiến/TTXVN

Cụ thể, Nghị định quy định các mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi gồm: Không đăng ký bảo vật quốc gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi chủ sở hữu bảo vật quốc gia; tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa hoặc giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hoặc giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như: Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép; phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể; tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương; không có văn bản đồng ý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II; lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không có giấy phép theo quy định; mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; làm hư hại nghiêm trọng hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Minh Thy/Báo Tin tức
Dừng hoạt động đoàn làm phim hài Tết ở Làng cổ Đường Lâm do xâm phạm di tích quốc gia
Dừng hoạt động đoàn làm phim hài Tết ở Làng cổ Đường Lâm do xâm phạm di tích quốc gia

Chính quyền địa phương đã yêu cầu đoàn làm phim dừng hoạt động quay phim hài Tết tại Làng cổ Đường Lâm và yêu cầu phục hồi nguyên trạng giếng cổ như trước lúc bị xâm hại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN