Nước Mỹ đã thay đổi như thế nào sau ngày 11/9/2001?

Viện Nghiên cứu Hoàng gia về các vấn đề quốc tế (Chatham House) có trụ sở tại Luân Đôn (Anh) vừa đăng bài viết với tiêu đề: “Từ đế chế đến suy yếu” của Giáo sư Michael Cox, phân tích nước Mỹ đã trải qua những thay đổi gì kể từ ngày 11/9/2001. Dưới đây là nội dung bài viết của Giáo sư Michael Cox, hội viên Viện Chatham House, phụ trách các vấn đề ở châu Mỹ, đồng thời là Giáo sư giảng dạy môn quan hệ quốc tế của trường Đại học Kinh tế Chính trị Luân Đôn (LSE).

Vụ tấn công 11/9/2001.


Trước ngày 11/9/2001, vị thế của Mỹ trên thế giới dường như không thể bị đe dọa. Nước Mỹ hùng mạnh bước vào thiên niên kỷ mới, hầu như không có mối đe dọa nào đáng sợ. Trước đó gần một thập kỷ, Liên Xô đã sụp đổ. Nền kinh tế Mỹ lúc đó được coi là thành công nhất trong lịch sử hơn 200 năm.

Bước vào đầu thế kỷ mới, người Mỹ thực sự tự tin và nước Mỹ hành động như thể không có gì là họ không làm được, kể cả xâm lược Irắc mà không mấy lo lắng tới hậu quả để lại ở Trung Đông và vị thế của họ trên thế giới. Một thập kỷ đã trôi qua và nước Mỹ đã thay đổi hầu như không nhận ra được nữa.

Nước Mỹ đã thay đổi về mặt chính trị. Có nhiều lý do tại sao ông Barack Obama được bầu làm tổng thống cuối năm 2008. Một trong những lý do quan trọng nhất chỉ đơn giản là người Mỹ không còn cảm thấy tin tưởng vào đường lối của đảng Cộng hòa. Trong thời gian đảng Cộng hòa cầm quyền (2000-2008) đã xảy ra chiến tranh Irắc và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007. Chắc chắn là khi nước Mỹ đang trong khủng hoảng, thì một điều gì mới mẻ và cấp tiến là cần thiết để khôi phục vị thế của nước này trên thế giới và có khả năng ngăn chặn một cuộc suy thoái lớn nữa.

Gần đây, người ta đã nói quá nhiều về việc thế kỷ tới sẽ là thế kỷ của châu Á và quyền lực đang chuyển hướng nhanh chóng từ Tây sang Đông. Và như nhà kinh tế Jim O’neill của tổ chức Goldman Sachs đã nói, trong khi Mỹ tiến hành chiến tranh ở Trung Đông và chiến đấu với Taliban ở Ápganixtan, những nước khác, trong đó có một số nước trong khối BRICS gồm Braxxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, lại tiếp tục tăng trưởng kinh tế, xây dựng các quan hệ đối tác mới, thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế nhanh hơn Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

Vấn đề cuối cùng là sự cân bằng quyền lực. Khi ông Bush nhậm chức tổng thống, một vài người đặt vấn đề là thế giới ở dạng đơn cực, nghĩa là Mỹ sẽ tiếp tục nổi trội trong nhiều thập kỷ tới nữa. Nhưng bây giờ mọi thứ đều khác xa. Trung Quốc đang trỗi dậy cùng các nước khác như Ấn Độ. Trong khi đó, năng lực của Mỹ bị thu hẹp lại trong bối cảnh phải thắt chặt chi tiêu.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chỉ ra những ưu việt của nước Mỹ như có nhiều trường đại học nổi tiếng, sự kết hợp hiếm có giữa quyền lực cứng và mềm, các doanh nghiệp Mỹ chiếm một nửa số lượng các công ty lớn nhất trên thế giới và đồng USD vẫn chiếm hơn 60% giao dịch quốc tế. Nhưng trong xu thế hiện nay, những yếu tố đó có vẻ không mấy thuyết phục được những người cho rằng do hậu quả của cuộc chiến tranh chống khủng bố do Mỹ tiến hành và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, nên việc kinh tế Mỹ suy thoái là điều tất yếu.

Ngân Bình (P/v TTXVN tại Anh)

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN